Trang chủ » Tin Game » Game Online » Mạng LAN – quá khứ đã lùi xa cùng năm tháng

Mạng LAN – quá khứ đã lùi xa cùng năm tháng

Team XemGame | 20/02/2015 12:53

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Khi ADSL phổ biến từ cách đây 10 năm, những game dùng mạng LAN ngày càng ít dần và đến lúc mất hẳn.

Hơn 15 năm trước, khi ADSL chưa hề tồn tại, các quán game gần như chỉ phổ biến một loại mạng duy nhất: LAN (mạng máy tính cục bộ) với những cái tên phổ biến có thể kể tới như Age of EmpiresCounter Strike 1.1, những trò chơi đã góp phần làm nên không biết bao nhiêu cao thủ cả nổi danh lẫn giấu mặt nhưng cũng đào tạo ra vô số “thanh niên trẻ trâu”. Và quãng thời gian tươi đẹp ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ chấm dứt nếu như Bungie không làm ra Halo, Microsoft không chế tạo Xbox và chọn ADSL để làm phương thức kết nối chính, tạo ra cuộc cách mạng công nghệ viễn thông toàn cầu.

mang-lan-1
Cái thời mà LAN vẫn còn phổ biến

Hình ảnh đám đông ngồi chung một căn phòng, cùng chơi một game, phản ứng khi bị mất mạng, tức tối khi thấy thằng bạn ngồi bên xếp top có lẽ cũng chưa đến mức biến mất hoàn toàn, thế nhưng cũng không còn quá phổ biến nữa. Nhắc đến mạng LAN là nhắc đến quá khứ, khi mà những game FPS như Quake hay Unreal Tournament vẫn còn ở thời kỳ huy hoàng, và sau đó là đến lượt Counter Strike nối ngôi. Nhắc đến mạng LAN là nhắc đến một thời chẳng lo đứt mạng (vì các máy tính kết nối trực tiếp với nhau), chỉ sợ mất điện. Các game hồi ấy cũng khá dễ quen và dễ chơi (mặc dù khó thành cao thủ), chỉ cần ngồi tập dượt vài ba lần là có thể kéo nhau vào quán tạo phòng LAN để thách đấu nhau rồi.

Mạng LAN – một thế giới không còn tồn tại

mang-lan-2

Những ngày ấy cuối cùng cũng đã lùi vào dĩ vãng. Giờ đây rất khó để tìm được một game mới nào có cái gọi là chế độ LAN đúng nghĩa bởi hầu hết các game online hay có chế độ multiplayer đều yêu cầu kết nối trực tiếp đến server của nhà phát hành. Bởi vậy, cho dù có ngồi cùng phòng thì người chơi vẫn phải dùng server trung gian ấy, sử dụng hệ thống matchmaking mới có thể chơi được với nhau. Game thủ cũng chẳng còn chuyện tụ tập bạn bè, cùng vào một phòng game và “cắt đứt” liên lạc với thế giới bên ngoài bởi thế giới bên ngoài giờ cũng là một phần của game. Trò chơi cuối cùng thật sự cung cấp dịch vụ LAN được xác nhận đến nay là Counter Strike: Global Offensive và người chơi cũng chỉ làm được khi sử dụng mã lệnh thông qua bảng console. Bởi vậy, không phải ai cũng biết đến tính năng này.

Internet và thời kỳ kết thúc của mạng LAN

Một trong những điều vĩ đại nhất mà các game RPG cổ điển đem lại cho thế giới game là hệ thống cấp bậc. Chỉ cần chơi tốt, lên level là người chơi có thể mở khóa được cho những vũ khí mới mạnh hơn, những khả năng mới siêu phàm hơn. Đây là ý tưởng tuyệt vời cho cả nhà phát hành lẫn game thủ bởi nó tạo ra động lực để người chơi đến và ở lại với game, còn nhà phát hành cũng nhân dịp này để đem đến những nội dung yêu cầu người chơi phải trả tiền.

mang-lan-3
Cấp độ – phát minh vĩ đại nhưng cũng là con dao hai lưỡi

Hệ thống cấp bậc cho đến nay vẫn còn tồn tại và ngày một phát triển, giờ không phải chỉ có game mà cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày áp dụng gamification cũng sử dụng hệ thống này. Đây là một trong những cách sáng tạo nhất để đánh giá và ghi nhận thành quả mà một người đã đạt được.

Hệ thống này chỉ bắt đầu nảy sinh vấn đề khi bắt đầu bước sang chế độ multiplayer. Một vài người sau quá trình chơi lâu dài có thể bắt đầu trận đấu với dàn vũ khí “khủng” cùng các kỹ năng đã được mở khóa, trong khi nhiều người khác lại bắt đầu từ con số 0. Bởi thế mới có chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới”, “cá lớn nuốt cá bé”. Điều này rất dễ gây ức chế không phải chỉ vì những người mới khó có thể lên được cấp, mà còn do nó tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa các cao thủ lâu năm và những người mới tập, dẫn đến sự bất cân bằng trong game.

mang-lan-4
Cơ hội chiến thắng cho người mới chơi bằng 0 khi gặp phải những người như thế này

Mạng LAN, đáng ngạc nhiên thay lại có thể giải quyết được vấn đề bất cân bằng này. Không có server, không lưu trữ thông tin của người chơi, tất cả đều có khởi đầu giống nhau, và cái sự lên level thực chất là sự phát triển kỹ năng nội tại của game thủ: họ học được các chi tiết, vị trí ở trong game, cách di chuyển, xây dựng chiến thuật, thậm chí có người còn “đọc vị” được đối thủ của mình.

mang-lan-5
Bao giờ cho đến ngày xưa?

Lên level không phải là một ý tưởng xấu, trái lại nó còn thúc đẩy sự tiến bộ của game thủ. Tuy nhiên, khi bước vào chế độ multiplayer của một game như Call of Duty, Battlefield hay Đột Kích khi mọi người đều đã ở cấp độ rất cao, mở khóa hay mua được nhiều vũ khí “khủng” thì lại là vấn đề khác. Đó vẫn là những game dựa theo kỹ năng, nhưng ngoài ra cấp độ và trang bị lại ảnh hưởng đến một phần rất lớn. Đó cũng là lý do vì sao một bộ phận nhỏ game thủ đang quay trở lại những game của cái thời “một ngàn chín trăm hồi ấy”, dù rằng những game chỉ đơn thuần dùng kỹ năng đã trở nên lỗi thời và không biết đến khi nào mới có thể quay trở lại.

Nguyễn Hào

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày