Trang chủ » eSports » Liên Minh Huyền Thoại » Top 20 tuyển thủ chuyên nghiệp LMHT hay nhất lịch sử – Phần 2

Top 20 tuyển thủ chuyên nghiệp LMHT hay nhất lịch sử – Phần 2

Team XemGame | 24/02/2015 12:05

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Phần tiếp theo của danh sách 20 tuyển thủ chuyên nghiệp LMHT hay nhất trong lịch sử với thứ hạng từ 8 đến 14.

14 – Park “Shy” Sang Myun (Đường trên)

shy

Các thành tích đáng chú ý

    • OGN Champions Summer 2012 (Quán quân)
    • World Championship 2012 (Hạng 2)
    • MLG Fall Championship 2012 (Quán quân)
    • OGN Champions Winter 2012 (Hạng 2)
    • IEM VII Katowice 2013 (Hạng 3-4)
    • IEM VII World Championship 2013 (Hạng 2)
    • OGN Champions Spring 2013 (Hạng 4)
    • OGN Champions Summer 2013 (Hạng 4)
    • IEM VIII Singapore 2013 (Hạng 2)
    • OGN Champions Spring 2014 (Hạng 5-8)

Shy là tân binh đầu tiên gia nhập đấu trường chuyên nghiệp Hàn Quốc và phát triển lên thành một siêu sao với một tốc độ không tưởng. Thay thế Woong, tuyển thủ đường trên được đánh giá cao hơn hẳn Shy ở thời điểm đấy, anh đã lập tức giành chức vô địch OGN Champions ở ngay mùa giải đầu tiên mình tham dự trong một trận đấu đầy cảm xúc, nơi anh đã đối mặt với Wickd. MadLife luôn là tâm điểm của sự chú ý mỗi khi Frost thi đấu nhưng người luôn thi đấu xuất sắc trong mọi thời điểm và mọi hoàn cảnh của Frost thì chắc chắn là Shy.

Là một bậc thầy về kiểm soát vị trí lính khi đi đường, Shy có thể đối đầu với bất cứ ai tại đường trên. Bước vào giao tranh tổng, nơi những người chơi đường trên hiếm khi được đánh giá cao thì Shy có lẽ là tuyển thủ đường trên có khả năng vào giao tranh hay nhất từ trước tới nay. Jax và Shen của anh vẫn là huyền thoại cho đến tận ngày nay và là hình mẫu cho việc lật ngược tình thế.

Giai đoạn cuối năm 2012 và đầu năm 2013, Shy được tôn vinh như 1 trong 5 tuyển thủ xuất xắc nhất thời điểm đấy và là một ứng cử viên cho danh hiệu tuyển thủ xuất sắc nhất khu vực Hàn Quốc. Tuy nhiên, bi kịch lại đến với chàng trai này khi kể từ sau giai đoạn đó, Frost liên tục trượt dốc và luôn bị loại khỏi danh sách những ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch OGN Champions. Về phương diện quốc tế, Shy cũng có một vài lần xuất hiện trên sân khấu thế giới, trong đó có màn trình diễn ấn tượng tại Siêu Sao Đại Chiến và một chức vô địch MLG khi thi đấu trong vai trò tuyển thủ dự bị của Azubu Blaze.

13 – Lee “KaKAO” Byung Kwon (Đi rừng)

kakao

Các thành tích đáng chú ý

    • OGN Champions Winter 2012 (Hạng 3)
    • OGN Champions Summer 2013 (Hạng 2)
    • OGN Champions Winter 2013 (Hạng 3)
    • OGN Champions Spring 2014 (Hạng 5-8)
    • OGN Champions Summer 2014 (Quán quân)

KaKao là một tuyển thủ đi rừng thuộc dạng thần thánh và là một ví dụ điển hình cho việc một tuyển thủ chỉ cần thi đấu ấn tượng tại các giải đấu trong nước cũng đủ để gây dựng nên một sự nghiệp vĩ đại mà không cần phải góp mặt trong bất cứ giải đấu quốc tế nào như những người còn lại trong danh sách này. Tại quê hương của mình, KaKAO luôn nằm trong danh sách 1 trong 4 người đi rừng hay nhất trong suốt 2 năm anh thi đấu.

Vô địch OGN Champions trong một trận chung kết anh đã đánh bại một đội tuyển vô cùng hùng mạnh mà Hàn Quốc từng sản sinh là Samsung Blue, KaKao là ngôi sao lớn nhất và cũng là thủ lĩnh của KT Arrows. Bằng kỹ năng cá nhân điêu luyện cùng sức ảnh hưởng cực lớn lên trận đấu, anh đã giúp đội mình chiến thắng trước một đội tuyển có nhiều ngôi sao hơn và kinh nghiệm hơn.

Mặc dù không có cơ hội triển lộ tại đấu trường quốc tế nhưng 4 lần lọt vào đến bán kết OGN Champions, 2 trong số đó tiến tiếp vào Chung kết và một lần nâng cao chức vô địch có lẽ cũng đủ để làm nên một sự nghiệp huy hoàng bậc nhất tại đấu trường quốc nội Hàn Quốc. Trong khi DanDy được nhắc đến với cách đứng sau sắp xếp bốc cục trận đấu để phản gank thì KaKAO lại áp đặt thế trận lên đối phương bằng cách tự bản thân anh xông lên tiền tuyến và gánh đội bằng sức mạnh của bản thân

12 – Lee “Flame” Ho Jong (Đường trên)

flame

Các thành tích đáng chú ý

    • OGN Champions Winter 2012 (Hạng 4)
    • IEM VII Katowice 2013 (Hạng 2)
    • IEM VII WC 2013 (Quán quân)
    • OGN Champions Spring 2013 (Hạng 2)
    • OGN Champions Summer 2013 (Hạng 5-8)
    • WCG Korea Qualifier 2013 (Quán quân)
    • WCG 2013 (Quán quân)
    • OGN Champions Winter 2013 (Hạng 5-8)
    • OGN Champions Spring 2014 (Hạng 4)

Tuyển thủ đường trên hay nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại chưa từng có vinh dự được nâng cao chiếc cúp vô địch OGN Champions, lần gần nhất của anh với nó là thất bại đau đớn tại chung kết giải Mùa Xuân năm 2013. Flame cũng chưa từng có cơ hội được góp mặt tại Chung kết thế giới, điều đã ngăn cản việc anh có một thứ hạng cao hơn trong danh sách này.

Flame có lẽ là tuyển thủ xuất sắc nhất thế giới trong giai đoạn Blaze có chuỗi 13 trận thắng liên tiếp tại OGN Champions 2013 Mùa Xuân với việc là đầu tàu kéo cả đội tiến lên. Mặc dù sau này meta có thay đổi khiến lối chơi nặng về farm để gánh đội về cuối trận của Flame không còn phù hợp nữa nhưng anh vẫn tiếp tục là một ngôi sao tại vị trí thi đấu của mình, dù cho phải đối mặt với bất cứ ai và bất cứ đội tuyển nào.

Mặc dù chưa hề đến Chung kết thế giới nhưng điều đó không có nghĩa là Flame không có những thành tích thi đấu quốc tế. Hai lần lọt vào chung kết của IEM, trong đó có một chức vô địch IEM tổng mùa VII sau khi đánh bại những Frost, Gambit, Fnatic hay Evil Geniuses. Trong khi những tuyển thủ đường trên vĩ đại từng xuất hiện như Reapered và MaKNooN chỉ có một thời gian tỏa sáng ngắn ngủi trước khi biến mất, thì Flame lại liên tục giữ vững phong độ là một trong những tuyển thủ đường trên hay nhất trong suốt quãng hơn 2 năm thi đấu đã qua.

11 – Yu “Misaya” Jingxi (Đường giữa)

misaya

Các thành tích đáng chú ý

    • Tencent Game Arena Grand Prix 2011 (Hạng 2)
    • IEM VI Guangzhou 2011 (Quán quân)
    • Tencent Games Carnival 2011 (Quán quân)
    • World GameMaster Tournament 2012 (Quán quân)
    • NVIDIA Game Festival 2012 (Quán quân)
    • StarsWar 7 2012 (Hạng 2)
    • Tencent Game Arena Grand Prix 2012 (Quán quân)
    • OGN Champions Summer 2012 (Hạng 5-8)
    • World Championship 2012 (Hạng 5-8)
    • WEM 2012 (Quán quân)
    • IEF 2012 (Quán quân)
    • GIGABYTE StarsWar League 2012 (Quán quân)
    • TGA Grand Prix Winter 2012 (Quán quân)
    • IPL5 2012 (Quán quân)
    • G-League Season 2 2012 (Quán quân)
    • GIGABYTE StarsWar League Season 2 2013 (Hạng 2)
    • NVIDIA Game Festival 2013 (Quán quân)
    • LPL Spring 2013 (Hạng 4)
    • Asian Indoor-Martial Arts Games 2013 (Hạng 2)
    • IEM VII Shanghai 2013 (Quán quân)
    • WCG China Qualifier 2013 (Hạng 2)
    • NEST 2013 (Hạng 2)
    • LPL Summer 2013 (Hạng 3)
    • WCG 2013 (Hạng 3)

Bậc thầy về sử dụng Twisted Fate không chỉ được biết đến bởi khả năng sáng tạo và cách sử dụng hiệu quả vụ tướng này mà Misaya còn là người đi tiên phong cho việc đường giữa đảo đường đi gank để đem lại các tác động vô cùng to lớn đến cục diện trận đấu trong thời đại mà người ta chỉ đua nhau xem ai ở lại đường lâu hơn và farm nhiều lính hơn.

Thi đấu bên cạnh WeiXiao, người có lẽ là tuyển thủ hay nhất thế giới tại thời điểm cuối năm 2012, Misaya là ngôi sao thứ 2 trong đội hình World Elite, có khả năng gánh đội với phong cách thi đấu nặng về hỗ trợ đồng đội của mình trên khắp bản đồ.

Tại đấu trường quốc nội, anh là thành viên của một đội tuyển có thời gian thống trị lâu nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại, bất bại tại các giải đấu offline trong khoảng thời gian 4-5 tháng. Tại đấu trường quốc tế, Misaya đã từng thi đấu với các đại diện của tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới và giành chức vô địch IPL 5, giải đấu được tôn vinh là giải đấu Liên Minh Huyền Thoại tốt nhất từng được tổ chức.

10 – Zhu “NaMei” Jia Wen (Xạ thủ)

namei

Các thành tích đáng chú ý

    • G-League 2012 2012 (Hạng 3-4)
    • LPL Spring 2012 (Hạng 2)
    • WW National Elite Cup 2013 (Hạng 2)
    • StarsWar 8 2013 (Hạng 3-4)
    • LPL Summer 2013 (Quán quân)
    • WCG 2013 (Hạng 2)
    • International Esports Tournament 2014 (Quán quân)
    • LPL Spring 2014 (Quán quân)
    • IEM Season IX – Shenzhen 2014 (Hạng 2)
    • LPL Summer 2014 (Quán quân)
    • Season 4 China Regional 2014 (Quán quân)
    • Worlds Championship 2014 (Hạng 5-8)
    • NVIDIA Game Festival 2014 (Quán quân)
    • NEST 2014 (Hạng 2)
    • National Electronic Sports Open 2014 (Quán quân)
    • Demacia Cup S2 2014 (Quán quân)

Trong tất cả những cái tên nằm trong top 20 này, NaMei có lẽ là cái tên ít được biết đến và không nhận được nhiều sự tôn trọng nhất bất chấp sự nghiệp huy hoàng của anh trong suốt giai đoạn 2 mùa 2013 và 2014 tại Trung Quốc, nơi có giải đấu cạnh tranh hàng đầu thế giới. Tại đây, NaMei đã phát triển kỹ năng cá nhân và lấy về những thành tựu mà không ai khác tại Trung Quốc có thể so sánh được.

Năm 2013, NaMei được chính thức công nhận trở thành “người thừa kế” chính thức của WeiXiao khi tiếp nhận danh hiệu xạ thủ hay nhất Trung Quốc trong khi người hâm mộ phương Tây luôn nhầm tưởng rằng Uzi mới là tuyển thủ có được danh hiệu này. NaMei đã đưa Positive Energy, một đội tuyển hoàn toàn vô danh và đến giờ vẫn nhiều người không biết đến lọt thành công cả 2 trận chung kết LPL của mùa giải 2013 và đăng quang 1 trong 2 lần đó.

Bước sang năm 2014, NaMei chuyển tới EDG và cùng với những ngôi sao mới này đã thiết lập sự thống trị lên toàn bộ khu vực khi họ bước vào chung kết của 9 giải đấu offline và chiến thắng 7 trong số đó, bao gồm 2 danh hiệu LPL và ngôi vị hạt giống số 1 của khu vực Trung Quốc đến CKTG. Với 3 danh hiệu vô địch LPL liên tiếp, có thể coi thành tích thi đấu giải nội địa của NaMei là ấn tượng nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại, tính trên tất cả các khu vực.

Trên phương diện tuyển thủ, anh đã tạo nên một đẳng cấp mới mà thực sự đã trở thành hiện tượng, từ đi đường hổ báo thời còn ở Positive Energy đến lối chơi thụ động nhằm hướng đến giao tranh tổng ở giai đoạn cuối trận sau khi chuyển tới EDG, NaMei luôn là động lực chính của các đội tuyển có sự góp mặt của anh và cũng luôn là tâm điểm để xây dựng nên lối chơi.

Tuy nhiên, thứ đã làm NaMei mất điểm trong việc xếp hạng top 20 này đến từ việc thành tích thi đấu quốc tế của anh không tốt được như thành tích thi đấu trong nước của anh. Bất chấp những việc này, NaMei hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu một trong những tuyển thủ gánh đội vĩ đại nhất trong lịch sử khi thành công hay thất bại của EDG đều chỉ phụ thuộc vào NaMei.

9 – Alexey “Alex Ich” Ichetovkin (Đường giữa)

alex-ich

Các thành tích đáng chú ý

    • IEM VI Kiev 2012 (Quán quân)
    • IEM VI World Championship 2012 (Quán quân)
    • Dreamhack Summer 2012 (Hạng 2)
    • ECC Poland 2012 (Quán quân)
    • Season 2 EU Regional 2012 (Quán quân)
    • World Championship 2012 (Hạng 3-4)
    • Tales of the Lane 2012 (Hạng 3)
    • IPL5 2012 (Hạng 4)
    • IEM VII Katowice 2013 (Quán quân)
    • IEM VII World Championship 2013 (Hạng 3-4)
    • MLG International Exhibition 2013 (Hạng 2)
    • EU LCS Spring 2013 (Hạng 2)
    • EU LCS Summer 2013 (Hạng 3)
    • World Championship 2013 (Hạng 5-8)
    • IEM VIII Cologne 2013 (Quán quân)
    • IEM VIII World Championship (Hạng 3-4)

Những người chỉ biết đến sự nghiệp của Alex Ich trong 1 năm vừa qua sẽ không biết đến một AlexIch thực thụ là như nào. Khi Moscow Five trỗi dậy để thống trị châu Âu và tự điền tên mình trong danh sách những đội tuyển mạnh nhất thời điểm đấy, Alex Ich chính là tuyển thủ chủ lực cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến lối chơi của cả đội. Đã có thời điểm, Alex Ich có thể hủy diệt mọi đối thủ ở đường giữa và gánh đội với các giao tranh hoàn hảo của mình. Có thể Genja và Darien là những nhân tố quan trọng của M5, nhưng để đạt được đến vinh quang cuối cùng, tất cả đều phải trông chờ vào vị trí của Alex Ich.

Mùa giải 2013 và 2014, bất chấp việc phong độ của Alex Ich đang từ từ đi xuống nhưng lối chơi bám dính lấy mục tiêu của anh vẫn là thương hiệu của Gambit trong các giải đấu offline và đặc biệt là các giải đấu quốc tế. Dưới tư cách một tập thể, Moscow Five có một khả năng phối hợp đáng kinh ngạc cùng sự mượt mà không tưởng khi giao tranh tổng nhưng Alex Ich luôn tìm ra cách để đối đầu lại được với những tuyển thủ đường giữa đẳng cấp thế giới  mà họ chắc chắn sẽ cần phải đánh bại nếu muốn đi đến tận cùng của giải đấu.

Cho đến tận mùa 2014, Alex Ich luôn là người đi đầu trong meta với khả năng farm không tưởng ở mùa 2012 cũng như lối chơi sát thủ hung bạo để lăn cầu tuyết ở mùa 2013. Alex Ich thường không được gắn liền tên tuổi với một vị tướng cụ thể nào mà anh được biết đến với tư cách sử dụng hiệu quả các vị tướng và gây tác động to lớn lên trận đấu. Về kỹ năng cá nhân, có thể Alex Ich không bằng được với Froggen và xPeke nhưng Alex Ich có trong mình một bản năng sát thủ và khả năng chơi dưới áp lực cực kỳ hiệu quả mà không phải tuyển thủ phương Tây nào cũng làm được.

Đã từng có một thời, Alex Ich nằm trong danh sách 5 tuyển thủ hay nhất thế giới nếu có một bảng xếp hạng như này nhưng thời gian đã trôi qua và mặc dù đã tụt hạng nhưng anh vẫn xứng đáng với 1 vị trí trong top 10.

8 – Danil “Diamondprox” Reshetnikov (Đi rừng)

DiamondProx

Các thành tích đáng chú ý

    • IEM VI Kiev 2012 (Quán quân)
    • IEM VI World Championship 2012 (Quán quân)
    • Dreamhack Summer 2012 (Hạng 2)
    • ECC Poland 2012 (Quán quân)
    • Season 2 EU Regional 2012 (Quán quân)
    • World Championship 2012 (Hạng 3-4)
    • Tales of the Lane 2012 (Hạng 3)
    • IPL5 2012 (Hạng 4)
    • IEM VII Katowice 2013 (Quán quân)
    • IEM VII World Championship 2013 (Hạng 3-4)
    • MLG International Exhibition 2013 (Hạng 2)
    • EU LCS Spring 2013 (Hạng 2)
    • EU LCS Summer 2013 (Hạng 3)
    • World Championship 2013 (Hạng 5-8)
    • IEM VIII Cologne 2013 (Quán quân)
    • IEM VIII World Championship (Hạng 3-4)
    • IEM IX Cologne 2014 (Quán quân)

Trước khi DanDy xuất hiện, gần như không có bất cứ tuyển thủ đi rừng nào có thể chạm vào ngai vàng “ông vua đi rừng” của Diamondprox. Diamondprox không chỉ là người đi rừng xuất sắc nhất của mùa giải 2012 mà còn là người đã cách mạng hóa vị trí này. Trước Diamond, các tuyển thủ đi rừng đều chơi theo hướng thụ động, hỗ trợ các đường khác để bảo vệ và tạo lợi thế tối đa cho các chủ lực. Tuy nhiên, Diamond đã đến và thay đổi tất cả với phong cách của một đấu sĩ và tư duy của một người gánh đội.

Không có Diamondprox, có lẽ chúng ta sẽ không có những inSec, KaKAO hay Svenskeren,… Không chỉ bởi Diamondprox chính là người đã phát triển lối chơi hổ báo nặng về gank và cướp rừng, thứ đang được tất cả các tuyển thủ đi rừng trên thế giới sử dụng mà anh còn là người đã khai phá ra các vị tướng sử dụng hiệu quả nhất khi đi rừng. Cho đến tận mùa hè năm 2014, người ta vẫn thấy Diamondprox miệt mài với những lựa chọn mới lạ và tìm ra một điều gì đó mới lạ để sử dụng trong khu rừng của Summoner’s Rift.

Với Diamondprox, anh là tuyển thủ xứng đáng được đưa vào vị trí đầu tiên nếu có danh sách những tuyển thủ vĩ đại nhưng không phải là các chủ lực truyền thống (Đường trên – Đường giữa – Xạ thủ) mà vẫn có khả năng gánh đội. Kể cả ở cuối mùa giải 2013, khi mà mọi vị trí đều đã bị người châu Á chinh phục thì Diamondprox vẫn là tuyển thủ phương Tây duy nhất vẫn trụ lại trong danh sách những tuyển thủ xuất sắc nhất tại vị trí mình thi đấu và thậm chí còn được ngưỡng vọng như người tiên phong mở đường.

Ở trong phần tiếp theo cũng là phần cuối cùng, chúng ta sẽ đến với 7 cái tên đứng đầu trong danh sách 20 tuyển thủ chuyên nghiệp LMHT hay nhất trong lịch sử.

>>LMHT: Danh sách các tướng xoay tua miễn phí tuần 132

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày