Trang chủ » Công nghệ » Trên tay Asus R9 380 Strix OC, là phiên bản rebrand từ R9 285

Trên tay Asus R9 380 Strix OC, là phiên bản rebrand từ R9 285

Team XemGame | 18/06/2015 16:38

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Binh đoàn đội quân đỏ chỉ vừa mới được ra mắt, ngày hôm nay hãy cùng Xemgame nghía qua phiên bản Asus R9 380 Strix OC

Trước và sau hộp cũng một kiểu hệt như hồi R9 280X, 280 Strix ở cách trình bày các công nghệ đi kèm card của ASUS. Tiếc là trên R9 380 ASUS không áp dụng tản nhiệt Direct CU III 3 quạt như 980 Ti Strix xuất hiện hồi Computex 2015. Tuy nhìên vì thuộc Series Strix nên R9 380 Strix OC vẫn được thừa hưởng công nghệ quạt 0dB và cùng với GTX 980 Ti Strix.

R9 380 Strix OC được ASUS áp dụng công nghệ chế tạo bo mạch Auto Extreme mà theo Asus giải thích, công nghệ này sẽ giúp bo mạch thân thiện hơn với người dùng, cụ thể là ở mặt sau card sẽ không còn các đầu kim trồi lên như ngày xưa nữa, giúp người dùng không bị kim đâm đau tay khi cầm nắm bo mạch. Riêng cái này chút nữa chúng ta sẽ phẫu thuật con này rồi cầm thử mới biết được. Ngoài ra chúng ta cũng thấy rằng phần mềm ép xung GPU Tweak đã được nâng cấp lên phiên bản 2.0 với giao diện mới hoàn toàn so với bản cũ, không biết cái này có giúp mình ép xung dễ hay không.

Lôi khỏi vỏ hộp ngoài, bên trong có thêm một hộp đựng phụ nữa bằng nhựa cứng có logo Strix được thiết kế khá “nguy hiểm” ở mặt trên, mở ra tiếp tục là một hộp đựng nhỏ chứa phụ kiện và kế bên là miếng xốp chống sốc kê cho vừa vặn. Dẹp hộp phụ kiện sang bên, nhân vật chính của chúng ta – R9 380 Strix OC nằm gọn gàng trong bao xốp nhựa trong bên dưới.

Mặt trước card vẫn là phong cách thiết kế quen thuộc của dòng Strix với bộ giáp mắt cú cùng 2 quạt làm mát 8cm (hoặc 9cm) có công nghệ 0dB. Mặt sau R9 380 Strix OC là miếng backplate cố định thân card nhưng có một chút cách điệu so với các phiên bản card Strix hồi trước khi nó có thêm 2 dàn khe xếp hàng ngang trên dưới miếng backplate.

R9 380 Strix OC có tổng cộng 3 ống heatpipe với ống phía trên đường kính 10mm và 2 ống dưới có lẽ là 6 hoặc 8mm (mình không nghĩ là với R9 380, ASUS sẽ dùng 2 ống 8mm). Tất cả đều được mạ nikel để bảo vệ mặt đồng phía dưới không bị xỉn màu Nhìn từ trên xuống, chiếc card này chỉ chiếm có 2 slot trên bo mạch chủ. Nhưng nếu mà ASUS dùng tản Direct CU III trên con này thì size có thể lên đến 3 slot.

Nhìn từ góc này, mình không hiểu là tại sao ASUS lại làm cải tản dài ra ăn gian thêm một khoảng so với độ dài PCB. Nếu gặp những ai dùng case nhỏ thì lúc lắp đặt sẽ rất khó khăn.

Để ý cánh quạt của R9 380 Strix OC một chút, mình thấy có cái lạ ở đây. Có một số cánh quạt uốn cong hơn một chút so với các cánh quạt còn lại. Chủ yếu là thiết kế này sẽ giúp luồng gió thổi vào nhiều hơn và đẩy gió nóng lên phía trên card.

R9 380 Strix OC chỉ dùng 1 đầu 8 pin PCIe để hoạt động. Công suất hoạt động của con này theo dự đoán của mình có thể rơi vào khoảng 150-175W. R9 380 có tổng cộng những cổng suất hình như sau:

  • 1 HDMI
  • 1 DisplayPort
  • 2x DVI

Nhìn số lượng cổng kết nối này mình thấy hơi quen quen, khá giống với con R9 285 Strix OC trước đây mình có cầm. Nghi ngờ em này là rebrand của R9 285 quá. Tiếp sau đây sẽ là màn giải phẫu R9 380 Strix OC để kiểm tra xem bên trong có gì và cũng kiểm chứng luôn vụ công nghệ chế tạo Auto Extreme ra sao. Đây là hình ảnh sau khi mổ hàng họ của R9 380 Strix OC ra. Chúng ta sẽ có:

  • 1 bo mạch PCB
  • 1 backplate
  • 1 bộ tản nhiệt DirectCU II
  • 1 miếng tản MOSFET

Phía trước bảng mạch PCB của R9 380 Strix OC, phía bên tay trái là dàn tụ Nhật 10K cùng 6 pha nguồn, phía bên tay phải cũng có dàn tụ 10K cùng 2 pha nguồn không biết là 6 pha nguồn bên trái và 2 pha nguồn bên phải lần lượt là dành cho GPU và Memory hay không? Ở giữa là chip GPU cùng 8 chip nhớ GDDR5 nằm rải rác xung quanh. Đúng là ASUS đã áp dụng công nghệ chế tạo Auto Extreme khi ở mặt sau card không hề có các đầu kim chĩa lên gây đau tay khi cầm nắm card nữa. 

Cận cảnh trái phải bo mạch PCB. Chip nhớ được sử dụng trên R9 380 Strix OC được Elpida sản xuất. Trong suốt nhiều năm dùng card thì mình không chuộng Elpida lắm, mình prefer Samsung hơn

Nhìn vào đây thì không còn nghi ngờ gì nữa. R9 380 Strix OC được rebrand từ R9 285 khi GPU của nó mình đã từng thấy trên con hàng 285 với mã là Tonga. Nếu vậy nhiều khả năng R9 380 và 285 là một và 380 được nâng cao xung nhịp thôi.

Tư liệu được tổng hợp từ diễn đàn Voz, thành viên lady_may_cry

>> Vừa đứng vừa chơi game với Leanchair, tại sao không?

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày