Trang chủ » Chuyện làng game » Anime vs Cartoon, đâu là sự khác biệt?

Anime vs Cartoon, đâu là sự khác biệt?

Team XemGame | 11/05/2015 10:20

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Anime và Cartoon hay còn gọi là hoạt hình, luôn là 1 trong những chủ đề so sánh, tranh luận  cực kỳ hot của cộng đồng bạn trẻ yêu và ghét (không thích, chưa tìm hiểu) văn hóa Nhật Bản trên các trang mạng cộng đồng, forum.

Lưu ý: Nội dung có thể không phù hợp với ý kiến mỗi người, vui lòng không gây xung đột !

Lịch sử hình thành

Cartoon : hay còn gọi là hoạt hình phương tây, tuổi thơ của chúng ta gắn liền với những nó, hoạt hình có thể phù hợp theo từng độ tuổi và nhiều thể loại về mặc nội dung và ý nghĩa. Hoạt hình ban đầu được tạo ra để phục vụ giải trí và sau này đã được áp dụng vào các nghiên cứu khoa học và dạy học. Vào năm 1900, hoạt hình bắt đầu được nghiên cứu và phát triển, giờ đây Hoạt hình được phổ biến rộng trên toàn thế giới và hình ảnh, chuyển động, chất lượng cũng được cải tiến hơn rất nhiều. Khác với các Anime hiện nay, hoạt hình phương tây thường nhắm đến nội dung giải trí, châm biếm xã hội và nhiều yếu tố khác.

Cartoon
Cartoon Network, tuổi thơ của nhiều thế hệ hiện nay

Anime : là từ mượn của Animation (hoạt hình), gọi đơn giản là hoạt hình Nhật Bản, nhưng vì đông ý kiến cùng sự phát triển trong ngành công nghiệp người lớn nên Anime dần mở rộng nội dung, đề tài lên mức Fanservice nhằm để phục vụ cộng đồng, hay còn gọi là Hentai (18+) và Ecchi (16+). So với năm 1907, Anime đầu tiên chỉ vỏn vẹn là 1 thước phim 3 giây thì giờ đây đã rất khác, Anime chia thành nhiều loại, loại chiếu rạp, loại DVD và đặc biệt là TV Seri. Giờ đây Anime thiên về xu hướng Fanservice nhiều hơn, trung bình mỗi 5~6 năm thì nét vẽ của các bộ Anime sẽ được thay đổi 1 lần và ngày càng đẹp hơn. Ngoài ra  Anime còn được chuyển thể từ Game, Manga, Light Novel, Visual Novel hoặc ngược lại, các Anime hiện nay còn được chăm chút về mặt hình ảnh và chuyển động, khác với trước đây Anime chỉ sử dụng nền 2D bình thường thì giờ đây đã bắt đầu có nhiều bộ Anime sử dụng nét vẽ 2D chuyển động 3D, điển hình như Aldnoah Zero.

Ghibli
Ghibli, lão làng của Anime Nhật Bản

1 số thông tin phụ:

Hiện nay rất nhiều Anime được sự trợ giúp từ các Studio nổi tiếng ở phương Tây như :

  • Warner Bross : Accel World, Dan Machi, Gintama, Pokemon, Seri Toaru,…
  • Universal : Seri Gumdam, Black Bullet, Chobits, Seri Fate, Hellsing,…

Không chỉ ở Nhật, ở các nước khác tầng lớp “Seiyu” (diễn viên lồng tiếng) cũng rất được chú trọng và phát triển, điển hình như các Anime nổi tiếng như :

  • Sword Art Online
  • Code Geass : Hangyaku no Lelouch
  • Toaru majutsu no Index
  • Shakugan no Shana

thumb

Và tất nhiên những “Seiyu” nước ngoài đó không chỉ lồng tiếng cho các Anime mà họ vẫn đang và tiếp tục công việc lồng tiếng cho các bộ phim đến từ các nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở Hàn Quốc và US, nghề “Seiyu” cũng được phát triển rất mạnh không thua kém gì Nhật Bản, thậm chí họ còn lồng tiếng cho các nhân vật trong Game, một mức độ thị trường hóa tuyệt vời không kém gì Nhật Bản.

Nguồn gốc tranh luận

Đối với những người ngoài cuộc, họ thường đặt ra cho bản thân câu hỏi : Vì sao những người đó lại so sánh Cartoon và Anime với nhau, trong khi chúng đơn giản đều là hoạt hình và cả 2 cũng đều có bề dày lịch sử phát triển cùng sự thành công mang tầm thế giới gần như bằng nhau (Ngay cả tổng thống Obama cũng đã lên tiếng cảm ơn Nhật Bản về : Anime – Manga – Emoji – Karate – Karaoke).

Winx
Winx, 1 bộ hoạt hình đang bị fan Anime “dìm hàng” nhiều nhất

Hầu hết nhiều bạn trẻ chê bai, chỉ trích, ca tụng Anime là số 1, Anime không phải là hoạt hình đều là thế hệ trẻ nằm trong phạm vi từ 1998~2003. Và đối với họ các bộ hoạt hình như : Samurai, Ben 10, Teen Titan, Tom & Jerry  là những thứ thật sự rất xa lạ. Và thay vào đó là Văn Hóa Nhật Bản Anime, Manga, Vocaloid…

Otaku

Còn đối với những người không thích Anime, họ không giống như những người chê bai hoạt hình và tung hô Anime. Khác hơn 1 chút, họ không hẳn ghét Anime mà là ghét những người xem Anime 1 cách thái quá và tự cho mình là “Otaku” cùng sự ảo tưởng của họ.

Otaku 2

Hậu quả và những điều liên quan

Suy cho cùng, giữa Anime và Cartoon đều không có sự khác biệt quá lớn, chính do người xem đã tự làm chúng có sự khác biệt và nó thật vô nghĩa.

Sự tranh luận này cũng giống như hiện tượng KPOP trước đây, KPOP không hề xấu mà chính do những người yêu thích nó 1 cách thái quá khiến cho người khác không thể nhìn nhận nó ở góc nhìn tốt đẹp. Anime cũng vậy, nếu như chúng ta không thái quá và sống ảo trên mạng với những bộ Anime, Manga, không tự nhận và chứng minh mình là Otaku 1 cách không phù hợp thì người khác sẽ không thể đánh giá và nhận xét sở thích của bạn.

>> Bị bắt vì tàng trữ ảnh anime khiêu dâm

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày