Trang chủ » Chuyện làng game » Esports tại SEA Games 30: Nội dung thi đấu khắc nghiệt nhất trong lịch sử

Esports tại SEA Games 30: Nội dung thi đấu khắc nghiệt nhất trong lịch sử

Team XemGame | 10/12/2019 16:02

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Những bất cập về cơ sở vật chất, luật lệ và thời gian tại SEA Games 30 xảy ra liên tiếp đã gây khó dễ cho các đội tuyển eSports tham gia thi đấu.

Lần đầu tiên trong lịch sử SEA Games, eSports được công nhận là một môn thể thao tranh chấp huy chương  và được thi đấu ngang hàng với các môn thể thao truyền thống khác. Cụ thể, 6 bộ môn thể thao điện tử nằm trong nội dung thi đấu bao gồm 3 môn đồng đội Arena of Valor (Liên Quân Mobile), Dota2, Mobile Legend: Bang Bang và 3 môn cá nhân: Hearthstone, Tekken 7, Starcraft.

Nơi thi đấu nội dung eSports là trung tâm thể thao Filoil Flying V – vốn là sân bóng rổ chính của Philippine Basketball League, bên cạnh các trận bóng chuyền thuộc khuôn khổ Premier Volleyball League. 

Về mặt vật chất, có thể xem khá ổn khi các tuyển thủ được trang bị PC Gaming Acer Predator, gear Razer và IP8 dành cho các bộ môn thi đấu trên điện thoại.

Tuy nhiên, đây là nội dung gây khó khăn nhất cho các tuyển thủ tham dự, bởi giờ giấc thi đấu bị thay đổi liên tục với ít nhất 3 lần thông báo thay đổi, và sau khi thông báo, nhiều trận đấu vẫn diễn ra trễ hơn so với dự kiện.

Không dừng lại ở đó, đường truyền Wifi lại là một thảm hoạ ảnh hưởng đến toàn bộ phong độ và tinh thần thi đấu của các tuyển thủ. Thay vì sử dụng mạng LAN-to-phone thông thường, BTC lại sử dụng wifi và điều này đã dẫn đến hiện tượng giật lag liên tục, đôi lúc sóng wifi chỉ còn 1 vạch khiến chất lượng bị ảnh hưởng nặng nề.

Các trận đấu phải liên tục bị tạm dừng để vào lại nhưng vẫn không ổn định hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi đấu của hai đội tuyển Mobile Legend: Bang Bang và Arena of Valor (Liên Quân Mobile).

Sự thiếu sót và yếu kém trong khâu chuẩn bị và tổ chức của chủ nhà Philipines càng gây bức xúc hơn nữa khi sự cố mất điện đã xảy ra mà không hề có một biện pháp khắc phục trong nội dung Dota 2, không chỉ một mà đến hai lần, khiến thời gian pause lên đến hơn 30 phút.

Thêm vào đó, BTC còn đưa ra một quyết định khó hiểu, khi đang trong giai đoạn thi đấu cũng là lúc Valve tung ra bản cập nhật 7.23C với nhiều thay đổi quan trọng. Thay vì tiếp tục sử dụng phiên bản mới nhất khi giải đấu bắt đầu như các giải đấu quốc tế vẫn làm, BTC SEA Games lại quyết định sử dụng phiên bản cập nhật mới nhất cho Dota 2.

Và kết quả, đội tuyển Việt Nam và Thái Lan buộc phải tạm dừng thi đấu 30 phút để… đọc cập nhật.

Những bất cập trong việc tổ chức và xây dựng luật eSports có thể được thông cảm bởi đây là lần đầu tiên nội dung này được thêm vào SEA Games, thế nhưng sự yếu kém trong công tác điều phối đã ảnh hưởng tiêu cực khá nhiều đến tâm lý và thể trạng thi đấu của tuyển thủ, khiến eSports đã trở thành một cơn ác mộng và là nội dung khắc nghiệt nhất trong tất cả các giải đấu thể thao từng diễn ra.

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày