Trang chủ » eSports » Đấu Trường Chân Lý » Đấu Trường Chân Lý: Nghe có vẻ đối lập nhưng Thần Sứ – Ma Sứ vẫn có thể kết hợp đáng kinh ngạc

Đấu Trường Chân Lý: Nghe có vẻ đối lập nhưng Thần Sứ – Ma Sứ vẫn có thể kết hợp đáng kinh ngạc

Team XemGame | 04/05/2021 10:00

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Hai tộc đó chính là Thần Sứ – Ma Sứ có cơ chế khác biệt trong Đấu Trường Chân Lý mùa 5 nhưng chúng có thể kết hợp lại khá ổn.

Đấu Trường Chân Lý mùa 5 đang được đánh giá là một trong những mùa nhiều sự thú vị nhất với nhiều Tộc/Hệ mới, các tướng mới lần đầu xuất hiện và những cơ chế khiến game thủ không biết đường đâu mà lần.

Bên cạnh những Tộc/Hệ mới, có một điều đặc biệt trong cơ chế mới chính là sự xuất hiện của 2 Tộc khắc hệ nhau ngay từ tên gọi đến cơ chế hoạt động và cả những vị tướng 5 vàng của họ. Hai tộc đó chính là Thần Sứ – Ma Sứ.

Tổng quan Thần Sứ – Ma Sứ

Đầu tiên, Thần Sứ là đội hình thiên hướng phòng thủ nhiều hơn khi chỉ có 2 vị tướng gây sát thương đáng kể nhất là Nidalee và Karma. Ngoài ra, những vị tướng còn lại thường được dùng để buff hoặc kích hệ cho cặp đôi này. Do đó, có thể ví Thần Sứ tương tự như một chiếc khiên, với khả năng hồi máu và kích hệ để có lượng sát thương cộng dồn khủng. Và đội hình Thần Sứ phụ thuộc khá nhiều vào lượng sát thương đến từ Nidalee, Karma và những tướng thuộc hệ khác nên để sử dụng đội hình Thần Sứ hiệu quả, cần phải có một lượng đồ khá nhiều, cả đồ SMPT lẫn SMCK.

Ma Sứ thì lại tập trung vào lượng sát thương công kích hơn và có phần dễ sử dụng hơn Thần Sứ. Cụ thể, Ma Sứ không nhiều sự chống chịu nhưng các vị tướng như Morgana vẫn mạnh dù không có đồ. Tuy nhiên, nhược điểm của Ma Sứ là không có một cái tên chống chịu thực sự đủ tốt. Do đó, đội hình Ma Sứ rất dễ bị dồn sát thương và hạ gục nhanh. Ngoài ra, vì cả hai nguồn sát thương chủ lực của Ma Sứ là Yasuo và Aphelios nên sẽ cần rất nhiều kiếm B.F và Cung Gỗ – điều này sẽ dẫn tới việc thiếu trang bị rất nghiêm trọng.

Hướng dẫn đội hình Thần Sứ – Ma Sứ

Một điều đặc biệt ở ĐTCL Mùa 5 chính là các quân cờ giá rẻ đôi khi lại chính là những quân cờ chủ lực, ví dụ như Yasuo (3 vàng), Leblanc (2 vàng)… Ở đầu game, Gragas và Kha’Zix (Thần Sứ) cùng với Vladimir và Sejuani (Ma Sứ) sẽ đảm bảo lượng sát thương lẫn chống chịu. Ngoài ra, game thủ cũng có thể linh động nếu roll được Leblanc để kẹp cùng với Kha’Zix, đảm bảo cho lượng sát thương tốt từ đầu đến giữa game.

Thần Sứ sẽ đảm bảo lượng SMPT đến từ Karma nên game thủ có thể bỏ qua Morgana. Lee Sin ở mùa 5 khá yếu và không phải một quân cờ tốt để ghép đội. Do đó, nếu roll ra được Yasuo và Nidalee ở giai đoạn này thì chỉ nên ghép trang bị sát thương cho Nidalee và để dành những trang bị còn lại cho Aphelios. 

Một điều khiến các game thủ nên cân nhắc chính là đội hình Thần Sứ – Ma Sứ nhưng xoay quanh Tộc nào. Nếu rớt nhiều trang bị sát thương thì nên xoay quanh tộc Ma Sứ vì thứ nhất là Tộc Thần Sứ sở hữu quá ít lượng tướng sát thương (chỉ có Nidalee và Karma là đáng kể) trong khi Ma Sứ thì Yasuo hay Aphelios đều rất tốt. Còn nếu ra nhiều trang bị thủ thì xây dựng đội hình xoay quanh Thần Sứ với Ma Sứ dùng để kích hệ là lối chơi tối ưu. 

Ở giai đoạn giữa game, yêu cầu tối thiểu là phải xây dựng được khoảng một đội hình có khả năng phòng thủ vừa đủ (Sejuani – Gragas) và có sức sát thương mạnh (Yasuo – Nidalee). Vì cả hai vị tướng sát thương đều chỉ ở mức 3 vàng nên có sớm và nâng cấp lên 2 sao sẽ là yếu tố đảm bảo chiến thắng. Trang bị sẽ dồn cho Nidalee như đã nói ở trên.

Về cuối game, Aphelios, Garen/Darius và những tướng như Ivern, Volibear sẽ cực mạnh và là những mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện đội hình bên cạnh Garen. Về Aphelios, nếu không ra quá nhiều đồ sát thương thì có thể bỏ qua vị tướng này nếu chơi xoay quanh trục là Thần Sứ. Trong trường hợp đó, Yasuo sẽ là lựa chọn ổn hơn rất nhiều vì vị tướng này không đòi hỏi quá nhiều trang bị như Song Nguyệt Chiến Binh.

Ngược lại, nếu game thủ chơi xoay quanh trục Ma Sứ thì chỉ nên giữ lại Riven để kích hệ Quân Đoàn cho Yasuo, Taric và Ashe để kích các hệ Hiệp Sĩ, Tiên Tộc và Cung Thủ – vừa có chống chịu vừa có tốc độ đánh. Ivern và Karma sẽ bổ sung lượng sát thương phép thuật và tăng thêm sự cứng cáp cũng như lượng khống chế cho cả đội hình.

Không nên dồn đồ cho Yasuo trừ trường hợp không nâng được Aphelios lên 2 sao. Nếu có thể nâng lên level 9 thì bổ sung thêm Volibear để có thêm khống chế và kích hệ Tà Thần.

Có thể bạn muốn xem thêm : Đấu Trường Chân Lý: Hướng dẫn đội hình Long Tộc “nổ trứng” – bản nâng cấp của Thần Tài

Cách khắc chế Thần Sứ – Ma Sứ

Một điểm chung trong loại đội hình này chính là dàn chống chịu không thực sự quá mạnh và dàn sát thương thì khá mỏng manh. Do đó, những đội hình đủ cứng như Thiên Thần – Thiết Giáp kẹp Sát Thủ hoàn toàn có thể hạ gục những vị tướng này nhanh gọn. Chưa kể, một số cái tên như đội hình Ác Quỷ hay Suy Vong, nếu có đủ đồ hoàn toàn cân đẹp Thần Sứ – Ma Sứ dù thấp cấp độ hơn.

Kết

Đội hình nào thì cũng có những điểm yếu nhất định kể cả là kết hợp giữa 2 Tộc/Hệ đối lập. Các game thủ cần linh động thay đổi bài vở để tránh bị đóng khung và bị người chơi khác tìm cách counter. Dù vậy, đây cũng là đội hình được đánh giá là dễ leo top nhất thời điểm hiện tại.

Đấu Trường Chân Lý

Đấu Trường Chân Lý

▪ Đánh giá: 7.2 sao (6717 lượt)

▪ HĐH: Đa nền tảng

▪ Thể loại: Auto Chess

▪ Nhà phát hành: VNG

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày