Trang chủ » Chuyện làng game » Khám phá những chi tiết có thể bạn đã “bỏ sót” trong vũ trụ điện ảnh Marvel

Khám phá những chi tiết có thể bạn đã “bỏ sót” trong vũ trụ điện ảnh Marvel

Team XemGame | 27/03/2018 15:34

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Những pha hành động tuyệt vời, những hiệu ứng đẹp mắt đã khiến cho vũ trụ điện ảnh Marvel trở thành thương hiệu tỷ đô.

Điều khiến người hâm mộ trên toàn thế giới luôn “phát cuồng”, luôn mong ngóng những sản phẩm tiếp theo của MCU không chỉ ở những pha hành động tuyệt vời, hiệu ứng đẹp mắt mà còn vì những “thâm ý” hay chỉ đơn giản là vài phút lầy của dàn cast cũng như cả đạo diễn và sản xuất trên màn ảnh.

10. Ước mơ của Bruce Banner – The Avengers (2012)

Bruce Banner là một trong những nhân vật thú vị nhất trong MCU. Anh là một nhà khoa học tài năng chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường, không căng thẳng, không muốn gánh team, à nhầm. Làm gánh nặng cho team nhưng khốn khổ thay, mỗi khi biến thành gã khổng lồ xanh thì tính điềm tĩnh chuẩn “ông chú hiền lành” bay đi đâu hết.

https://www.youtube.com/watch?v=EqCxTfs__hk

Banner không bao giờ muốn biến thành Hulk, anh chỉ thích màu xanh lá vì nó mang lại sự an toàn cho người khác nên Banner luôn ghét Hulk, luôn ghét bản thân mình. Sự mong muốn ấy được gợi nhắc nhiều lần, đặc biệt là thông qua mối quan hệ của anh với Betty Ross và Natasha Romanoff.

Trong The Avengers (2012), khi Banner và Romanoff đang nói về việc thuyết phục Banner về làm việc với SHIELD, Romanoff nói rằng: “Trong một năm qua, anh đã không có sự cố gì và hy vọng anh cũng sẽ không muốn phá vỡ việc đó.”

“Không phải lúc nào mọi thứ cũng đều theo ý tôi.” Banner đáp lại trong khi vừa đung đưa chiếc nôi

Chiếc nôi. Trẻ con ra đời. Đây là một ẩn ý cho việc Hulk không thể có một mối quan hệ cơ bản với người khác giới.

9. Container cầm giam Bucky – Captain America: Civil War (2016)

Trong Captain America: Civil War, Bucky Barnes bị bắt giữ vì liên quan đến vụ đánh bom tại Vienna bởi đặc vụ Everett Ross. Trong thời gian bị giam, anh ta bị khóa chặt trong một hộp thủy tinh lớn, có nhãn “Deck 23” viết tắt là D23.

D23 là tên của hội hâm mộ các sản phẩm của công ty Walt Disney. Đây cũng là tên của triển lãm hàng năm của Disney với mục đích giới thiệu các sản phẩm của mình mang tên D23 Expo. Giải thích sâu xa hơn, chữ “D” viết tắt của Disney và “23” có nghĩa là năm 1923, khi ông trùm Walt Disney thành lập công ty của mình.

8. Những thanh kiếm của người Asgard – Thor: Ragnarok (2017)

Bộ phim Thor: Ragnarok là một trong những điểm nhấn lớn nhất của MCU cho đến nay khi tiết lộ rằng Hela (Cate Blanchett) – nữ thần của cái chết – thực sự là chị gái của Thor và Loki chứ không phải con gái của Loki như trong nguyên tác comic.

Cư dân mạng còn có nhiều lập luận rằng Thor mới thực sự là “con rơi” của Odin vì cả Hela và Loki đều có chung một màu tóc đen, thích mặc đồ xanh, nón có sừng, đều bắt kẻ khác “quỳ xuống” và đều độc đoán giống Odin trong quá khứ,…

Nhưng trong suốt bộ phim, cái cách mà cả Thor, Loki và Hela vung gươm đều vô cùng giống nhau, theo cùng một tư thế: Lưỡi gươm từ từ kéo dài ra, chỉ sang hai bên và đều hướng xuống dưới đất. Nhiều người xài gươm cũng đâu có dễ gì vung ra như thế nhỉ. Có vẻ như bộ ba này có nhiều điểm chung hơn họ nghĩ đấy.

7. Vũ khí sóng âm của Stark – The Incredible Hulk (2008)

The Incredible Hulk do công ty Universal thực hiện từng được coi là “bản nháp” của gia đình MCU. Đó là lý do tại sao Betty Ross đã không còn được đề cập đến, Edward Norton đã được thay thế bởi Mark Ruffalo và hầu như sản phẩm này rất ít liên quan đến các bộ phim về sau.

Thực ra một vài vũ khí trong cảnh hành động tại trường đại học – nơi Hulk bị tấn công bởi lực lượng của tướng Ross, đã xuất hiện trong bản phác thảo trong phim Iron Man trước đó.

Những chiếc xe bọc thép đi kèm với vũ khí sóng âm

Và một lần nữa, loạt vũ khí này đã xuất hiện trong Captain America: Civil War khi War Machine hạ gục Scarlet Witch bằng cách tấn công cô bằng một phiên bản thu nhỏ của thứ đã xuất hiện trong phần phim The Incredible Hulk.

6. Korg – Thor: The Dark World (2013)

Nhân vật Korg do đạo diễn Taika Waititi thực hiện mo-cap và lồng tiếng là một trong những chi tiết thú vị nhất của Thor: Ragnarok. Nói không điêu khi đây có thể là vai thú vị nhất phim.

“Cách mạng không?”

Sự hài hước ẩn trong kiểu ngây ngây và khô khan khiến anh ta trở thành một trong những nhân vật phụ thú vị nhất của MCU. Và nghĩ xem về sau, Korg mà gặp “thánh ngây” Drax của Guardians of the Galaxy thì còn vui banh nóc thế nào? 

Và mặc dù bạn nghĩ Ragnarok là lần đầu tiên chúng ta gặp Korg trên màn hình, thì chưa đúng đâu nha. Trong cảnh chiến đấu tại Vanaheim ở Thor: The Dark World, Thor đã đối mặt với một con quái vật khổng lồ giống như đá và bị dứt điểm “nhanh, gọn, lẹ” bởi Thần Sấm sau một cú đánh của Mjolnir.

Đây thực sự là Korg đấy và bằng một cách nào đó đạo diễn Waititi đã hồi sinh anh và khiến cho Korg trở thành vai diễn phụ tuyệt vời! Làm cách mạng thôi anh em ơi!

5. Vòng cổ của Pepper – Iron Man 3 (2013)

Vào cuối Iron Man 3, Tony Stark đã trải qua cuộc phẫu thuật để lấy ra mảnh vỡ của quả bom trong cơ thể của mình. Cuối phim, Tony đã trao cho Pepper một sợi dây chuyền đẹp xuất sắc, nhìn có vẻ làm từ đá ruby nhưng không phải vậy, đó chính là một mảnh vỡ trong ​​ngực Tony sau quá trình phẫu thuật.

4. Công thức món gà Paprikash – Captain America: Civil War (2016)

Bạn thích người ta đến nỗi lên Saveur, “in” công thức và làm theo chỉ dẫn, nhấn mạnh là “in” đấy nhé!

3. “Từng trang giấy trắng đã xóa nhòa một niềm tin” – Captain America: Civil War (2016)

Hiệp định Sokovia thực sự chỉ là một xấp giấy trắng? Okay thôi!

2. Bài tập đàm thoại – Iron Man (2008)

Trong các bộ phim của MCU, rất nhiều cảnh Tony Stark nói chuyện với JARVIS (Paul Bettany), giao diện hệ thống thông minh của anh ta. Và nó cực kì thông minh tới nỗi là làm “sub” cho từng câu nói của Tony luôn.

1. Chú khỉ nhảy múa – Captain America: The First Avenger (2011)

Trong khoảng thời gian chỉ là “biểu tượng”, Captain America buộc phải mặc một bộ trang phục đầy màu sắc, đi khắp cả nước nhằm nâng cao tinh thần của người Mỹ và thuyết phục nhiều người tham gia chiến đấu.

Sau khoảng thời gian làm công việc hát hò tuyên truyền, Steve Rogers ngồi lặng lẽ vẽ một bức tranh về một con khỉ mặc bộ đồ Captain America. Đây là cảm giác của anh khi đang diễu hành trên sân khấu. Giống như mình là một món đồ vật bị người khác nắm giữ, bị sai khiến như con khỉ buộc phải giải trí, mua vui.

Trở lại trong Captain America: Civil War, bức tranh này đã xuất hiện trên bàn làm việc của Steve ngay đầu bộ phim. Đây không chỉ là một “quả trứng Phục sinh” mà bản vẽ này còn mang ý nghĩa như anh chính là một vật dụng, một công cụ khi kí tên vào đạo luật đăng kí danh tính siêu anh hùng trong Hiệp định Sokovia.

Tổng hợp

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày