Trang chủ » Giải Trí » Lý do live action của các bộ manga/anime thường trở thành “con ghẻ” bị ghét nhất

Lý do live action của các bộ manga/anime thường trở thành “con ghẻ” bị ghét nhất

Team XemGame | 09/12/2022 14:30

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Live action luôn là nỗi sợ hãi của các fan manga và anime khi chúng luôn có xu hướng trở thành những bộ phim parody với chất lượng rất tệ.

Vậy do đâu mà những bộ live action ấy lại trở thành nỗi ám ảnh kinh niên với người xem manga/anime? Lý do gì khiến chúng cứ thay nhau xuất hiện và “chọc mù mắt” fans nguyên tác? Cùng mình đi tìm hiểu nhé!

Thiếu tôn trọng nguyên tác

Khi mới nghe bộ manga/anime mà mình yêu thích sắp được chuyển thể thành live action do người thật đóng, quay thật 100% thì có ai mà không mê mẩn, hứng thú và phấn khởi được chứ. Tuy nhiên, khi live action được công bố lại khiến nhiều người cảm thấy thấy vọng và ác cảm với thể loại này. Lý do đầu tiên phải kể đến là bởi nội dung của live action không có bộ nào có nội dung giống hệt với nguyên tác, mà chúng chỉ dừng ở một mức độ tối đa nào đó. Bởi dồn hết cả chục chap truyện vào 1 bộ phim là điều không thể, nên các nhà làm phim đã cắt bỏ đi một vài nhân vật không quan trọng để dành đất diễn cho các nhân vật chính. Tuy nhiên, điều này cũng đã vô tình khiến fans nguyên tác cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là những người rất hâm mộ với nhân vật mà bị nhà làm phim cho là không quan trọng và thẳng tay cắt bỏ đi không thương tiếc. Nhưng đối với những người chưa coi nguyên tác thì lại cảm thấy rất hài lòng vì vốn dĩ họ đi coi vì diễn viên chứ không phải hâm mộ bộ manga/anime đó. 

Việc cắt bỏ một vài chi tiết, một vài nhân vật trong live action để phù hợp với một bộ phim chỉ vỏn vẹn có 1-2 tiếng là điều có thể thông cảm. Nhưng cũng có một số nhà làm phim không chỉ cắt mà còn tự tạo thêm những nhân vật không có trong nguyên tác cho vào phim với mục đích làm mới câu truyện, tránh gây nhàm chán cho người xem và họ nghĩ điều đó sẽ khiến khán giả bất ngờ, thích thú và tạo nên sự tò mò cho người xem. Tuy nhiên, sự thật lại đi ngược lại với sự “viễn vông” của các nhà làm phim khi các fan của nguyên tác đã chê thậm tệ, mang sự ghét bỏ với bộ live action như vậy và càng ngày càng trở nên ác cảm hơn với thể loại này. Vì đa phần các nhân vật được thêm vào vốn không có tác dụng gì cho câu truyện, ngược lại khiến cho các fan cảm thấy nguyên tác yêu thích của họ bị thiếu tôn trọng.

Không chỉ vậy, để làm mới câu truyện vốn đã quá quen thuộc đối với fans manga/anime, các nhà làm phim đã nhào nặn lại các nhân vật trong phim kể cả nhân vật chính. Điển hình như bộ Death Note 2017, nhân vật chính Kira trong nguyên tác là một người thông minh tới nỗi được xem là thiên tài nhưng nhân cách có phần hơi méo mó vì lý tưởng chính nghĩa của anh bị sai lệch. Nhưng bản 2017 lại nhào nặn Kira thành một người hoàn toàn khác so với nguyên tác khiến các fan cảm thấy rất khó chịu và ghét bỏ. Đây cũng chính là một phần lý do khiến otaku ghét bỏ live action.

Không hiểu gì về nguyên tác

Đây cũng chính là nguyên do thứ 2 khiến các fan anime/manga ghét bỏ live action. Bởi đối với các nhà làm phim, họ chỉ quan tâm tới độ nổi tiếng của bộ manga/anime đó, và gắn cụm từ “Live action” với tên manga/anime nổi tiếng là đã có thể kéo hàng ngàn người ra rạp chứ không thật sự hiểu về nội dung của nguyên tác cũng như cũng không thật sự quan tâm tới nội dung của bộ phim mà họ đang làm ra. Từ đó dẫn tới vấn đề không tôn trọng nguyên tác khiến các fan của bộ anime/manga đó ghét cay ghét đắng live action ấy. 

Đối với nhiều người, kiểu cách làm phim live action như này không khác gì “treo đầu dê bán thịt chó” khi mà tên phim thì y hệt, còn nhân vật lẫn nội dung bên trong thì lại khác hoàn toàn, không hề giống với nguyên tác.

Nhân vật không được như trong nguyên tác

Ngoài nội dung ra thì việc tạo hình cho diễn viên giống y trong nguyên tác cũng là một điểm khó đối với nhà làm phim, vì trong nguyên tác sẽ có những nhân vật rất độc lạ từ khuôn mặt, ngũ quan cho tới mái tóc và fans nguyên tác đã quá quen với tạo hình đó của nhân vật. Nhưng khi tạo hình cho diễn viên thì rất khó để biến diễn viên giống như nhân vật đó 100%. Ngoài ra, trong manga/anime được tự do sáng tạo màu sắc cũng như kiểu dáng cho mái tóc nhân vật, nhưng khi chuyển thể thành live action thì trông rất mắc cười vì ngoài đời không ai sở hữu những bộ tóc như vậy dù cho ngũ quan của nhân vật rất bình thường.

Có những nhà làm phim không tạo hình cho nhân vật giống trong nguyên tác mà quyết định nhào nặn lại vẻ ngoài của họ sao cho phù hợp với đời sống đời thường. Tuy cách làm vậy rất hợp lý nhưng một số fans lại không chấp nhận được tạo hình ấy vì nó quá lạ lẫm. Vì vậy, cố tạo hình nhân vật cho giống nguyên tác thì thành trò hề, nhào nặn lại vẻ ngoài cho phù hợp với đời thực thì lại không được fans chấp nhận vì nó quá lạ lẫm, nên live action bị fans không ưa cũng 1 phần là do điều này gây nên, bởi họ cho rằng nhà làm phim đang  biến nhân vật yêu thích của họ thành trò hề, thậm chí nó cũng đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi trên các diễn đàng.

Có thể bạn muốn xem thêm : Top những onii-chan được yêu thích nhất trong làng anime/manga

Đối tượng khán giả của live action hướng đến

Tuy có rất nhiều bộ live action tệ nhưng bên cạnh đó cũng có những bộ hay. Tuy nhiên, những bô live action hay ấy vẫn không thể khiến fans nguyên tác chấp nhận được. Bởi trước khi ra rạp coi bộ anime/manga mình yêu thích được chuyển thể thành live action, trong đầu các khán giả đã có một khuôn mẫu của nguyên tác và họ hy vọng live action sẽ hiện thực hóa được 2D thành 3D giống tới 80%. Điều này đã vô tình tạo ra một áp lực lớn dành cho nhà làm phim khi mà phải vừa phải tạo ra một bộ phim vừa gần gũi với fans, vừa phải mới mẻ và sáng tạo. 

Ngoài ra phải nhồi nhét cả chục chap truyện vào 1 bộ phim cũng rất khó nên họ bắt buộc phải cắt bỏ đi vài nhân vật và thêm một vài chi tiết để đảm bảo sự nhất quán cho phim. Điều này đã khiến fans nguyên tác cảm thấy không hài lòng và cảm thấy nó quá hời hợt. Còn đối với những người chưa đọc nguyên tác thì lại cảm thấy bộ phim quá nhiều nhân vật, mạch phim quá nhanh và gấp gáp. Với 2 điểm yếu chí mạng là đối tượng khán giả và cái bóng từ tác phẩm gốc quá lớn, nên chắc chỉ khi nào có thể cân bằng được 2 tệp khán giả này cũng như có sự tương đồng với cái bóng là nguyên tác thì live action mới được chấp nhận và được yêu thích.

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày