Những mặt trận của Civil War từ trước đến nay đã tạo nên cơn nội chiến

Team XemGame | 15/04/2016 9:35

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Mặt trận điện ảnh

Để chứng minh cho sự khôn khéo của mình, nhóm tác giả của Marvel đã khai thác lại hình tượng Captain America và Iron Man theo những cách rất “hợp thời”.

Nói qua một chút về lịch sử: Sau chiến tranh thế giới thứ II, sự phân chia ảnh hưởng của hai nhóm quyền lực lớn trên thế giới trở nên gay gắt. Nhưng với việc cả hai nhóm đều có vũ khí hạt nhân, những cuộc chiến tranh qui mô lớn đã bị hạn chế. Thay vào đó là cuộc chiến tranh lạnh với những mưu sâu kế hiểm nhằm lôi kéo các quốc gia về phía mình của cả hai phe. Còn tại nước Mĩ, sau một thời đại anh hùng của những người lính Mĩ (mà Captain America là một đại diện), thì dần xuất hiện một “Generation X” (thế hệ X) .

Theo nhiều nguồn thì thế hệ này được miêu tả như sau: thế hệ sinh ra trong thập niên 60 đến cuối thập niên 70, được hưởng những ưu thế khi xã hội Mĩ phát triển thịnh vượng sau chiến tranh. Nhưng đồng thời, họ cũng lười nhác, có dấu hiệu rối loạn thần kinh (do ảnh hưởng của gia đình như: sự bạo hành, li hôn…) và chống đối xã hội (phong trào phản chiến, trào lưu hippie).

civilwar_15_4_4.PNG (800×421)

Và trong thập niên 1960 đó Iron Man đã xuất hiện. Vì xuất thân “đặc biệt” của mình, Iron Man có những nét cá tính “khó ưa” nếu so với chuẩn mực xưa cũ của xã hội. Nhưng như đã nói ở trên, những độc giả trẻ dù chán ghét chiến tranh vẫn yêu thích chàng tỉ phú này vì anh ta cũng “lắm tài nhiều tật” như họ vậy.

Quay về với Marvel, họ chứng tỏ khả năng chọn diễn viên “thần thánh” khi mời Robert Downey Jr. vào vai diễn này. Và Iron Man của anh đã leo đến đỉnh cao danh vọng của cả mặt trận truyện tranh lẫn điện ảnh khi xuất hiện lần đầu vào năm 2008.

Thành công không chỉ ở việc Robert Downey Jr. là một người thuộc “Generation X” (sinh năm 1965) có đủ “tài” và “tật” của Iron Man, mà còn ở việc Marvel đã khéo léo thể hiện sự thay đổi của thời đại vào nhân vật của mình. Giữa thời đại mạng xã hội bùng nổ này, thì lối sống cá nhân của những thiên tài dị biệt ngày một được tôn sùng. Iron Man của Robert Downey Jr. có chút gì đó giống những Steve Jobs, Mark Zuckerberg: luôn khiến đám đông phát rồ vì cá tính và tài năng của họ. Cho nên sẽ không khó hiểu việc những fan truyện tranh U50 lẫn các khán giả teen lần đầu xem film đều phát cuồng vì một Iron Man cực dị, cực ngầu và cực đẹp trai của Robert.

civilwar_15_4_8.PNG (800×340)

Tiếp theo Iron Man (2008), các phần sau của Iron Man lẫn The Avengers (2012) dần hoàn thiện quá trình xây dựng nhân vật này: Đó là một kẻ sống rất cá nhân nhưng vẫn rất quan tâm đến người thân và thế giới này (dù cách thể hiện của anh ta có hơi khó khăn do những rối loạn cảm xúc).

Bên kia tuyến truyện là Captain America và quá trình thích nghi với thế giới này. Nếu phần 1 giữ nguyên hình tượng anh hùng dân tộc, thì phần 2 của Captain America chính là một bức tranh đặc sắc về tình hình nước Mĩ.

Không phải ngẫu nhiên mà Captain America đã cay đắng thốt lên trong Captain America: Winter Soldier rằng:

“When I went under, the world was at war. I wake up, they say we won. They didn’t say what we lost.” 
“Khi tôi biến mất, thế giới vẫn còn chiến tranh. Tôi tỉnh dậy, họ nói chúng ta đã thắng. Họ chẳng nói rằng chúng ta đã thua.”

civilwar_15_4_6.PNG (800×451)

Một điều thú vị trong tiếng Anh là chữ “lost” có thể hiểu là “thua cuộc” lẫn “mất mát”.  Captain America 2 ra mắt vào năm 2014, một năm trong chuỗi dài những năm khủng hoảng của Mĩ: khủng bố năm 2001 dẫn đến cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq v.v.. Sau đó là khủng hoảng kinh tế, và rồi sự thất thế khi can thiệp vào chính biến ở Ukraine hay trầm trọng hơn nữa là sự mất uy tín của Cơ Quan An Ninh Mĩ (NSA) khi Snowden làm ra Wikileaks.

Captain America tỉnh dậy giữa lúc nước Mĩ đang “thua thiệt” và những quan niệm cũ của người Mĩ dần “mất đi” giữa một thế giới thay đổi từng giây. Nhưng Marvel lại một lần nữa thể hiện sự tài tình của mình khi cho S.H.I.E.L.D, tổ chức bảo vệ thế giới bị Hydra thao túng và thực hiện âm mưu tước đoạt tự do của mỗi cá nhân. Khi khai thác cốt truyện này, Marvel cũng rất lão luyện khi chọn một phong cách rõ ràng, ít ẩn dụ. Điều đó làm những ẩn dụ của họ được phớt qua mà không bị dị nghị. Chẳng hạn như Bucky, “công cụ” đắc lực của Hydra, là một sản phẩm của Liên Bang Xô Viết làm ra. Hay trong bộ sậu lãnh đạo của S.H.I.E.L.D có tạo hình khá giống với Thủ Tướng Đức Angela Merkel.

civilwar_15_4_5.PNG (800×391)

Và dĩ nhiên, người “giải thoát” cho S.H.I.E.L.D là anh chàng siêu anh hùng Captain America với một chiến khiên (shield). Một ẩn dụ hoàn hảo cho niềm tin rằng sự chính trực, quả cảm của người Mĩ sẽ phục hồi trật tự cho thế giới này.

Tôi hiện tại vẫn chưa xem spoil hay quá nhiều trailer của Civil War vì muốn tự khám phá thông điệp trong nó. Nhưng có thể nói trong cuộc nội chiến phiên bản điện ảnh này, Captain America và Iron Man đã thay đổi vị trí so với trong truyện tranh. Lần này, người đại diện cho những điều cao cả, to lớn lại là Captain America và kẻ bảo vệ cá nhân lại là Iron Man. Nếu trong The Avengers (2012) cả hai chỉ dừng ở khác biệt, bất đồng chính kiến thì ở The Avengers 2: Age of Ultron (2015), đó là sự xung đột về giá trị sinh mạng của thường dân. Có lẽ đây sẽ là khởi điểm cho những xung đột lớn hơn dẫn đến Civil War.

civilwar_15_4_9.PNG (800×450)

Nhưng tuyệt vời hơn nữa là sự “tái xuất” của Spider-man theo phong cách của Marvel.  Điều này đặt ra nhiều câu hỏi khiến tôi muốn đến rạp tìm lời giải đáp như: “Liệu Spider-man có đóng vai trò một đỉnh của tam giác như trong truyện tranh?”,“Liệu thời lượng của bộ phim có đủ “đất diễn” cho Spider-man?”.

Nguồn : moveek

 

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày