Trang chủ » Game thủ » [Phân tích] “Game khiến con người bạo lực” hay chỉ là lời quy kết sai?

[Phân tích] “Game khiến con người bạo lực” hay chỉ là lời quy kết sai?

Team XemGame | 28/07/2016 11:51

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Là một trong những suy nghĩ tương đối phức tạp từ phía gia đình, cộng đồng. Game từ lâu được gắn cái mác quy chụp rằng chính nó khiến cho giới trẻ đang ngày càng trở nên bạo lực.

Thế câu hỏi lớn nhất trong bài hôm nay chính là việc game có khiến game thủ chúng ta bạo lực không.. Chúng ta phải xoay ngược lịch sử hình thành và phát triển của “Game”. Theo đó, những trò chơi điện tử đầu tiên đã được giới thiệu trong cộng đồng từ những năm đầu thập niên 50′. Tức là, game có từ cách đây khoảng 66 năm. Ban đầu, Game điện tử được cho ra mắt trong các những cỗ máy thùng mà chúng ta vẫn thường thấy trong các cửa hàng siêu thị hiện nay, dùng xu làm mệnh giá để chơi và tính theo 1 mạng/1 xu. Với những trò chơi đầu tiên thuộc dạng Arcade, yếu tố bạo lực cũng đã dần tăng lên theo thời gian cho đến những tựa game hiện nay.

Liệu câu nói này có đúng?

Tuy nhiên nếu so lịch sử của game điện tử đối với lịch sử hình thành và phát triển của loài người, có thể thấy con người có sự ra đời lâu hơn rất nhiều lần. Và yếu tố bạo lực diễn ra xuyên suốt chiều dài lịch sử của con người trong các cuộc chiến tranh, những kỳ suy thoái chính trị cho đến những cuộc tàn sát đẫm máu. Thế nên nếu quy kết “Game điện tử khiến con người trở nên bạo lực” hoàn toàn không chính xác về mặt lịch sử. Bởi từ lâu, con người vốn đã bạo lực, và game chỉ là hình thức mô tả những hành động bạo lực đó mà thôi.

Game 1
Những đứa trẻ này bận đồng phục học sinh, có phải vì thế mà chúng bạo lực?

Tiếp tục xuy xét về những yếu tố khác, liệu một game thủ chưa trưởng thành khi tiếp xúc với  game bạo lực có khiến họ sau này trở nên bạo lực hay không? Hoàn toàn là do yếu tố quản lý của gia đình, nhà trường và cả cộng đồng. Đầu tiên, game hoàn toàn khác so với cuộc sống thật tế và trừ khi game thủ đó có vấn đề về thần kinh, bằng không đến con nít cũng phân biệt được đâu là game, và đâu là thực tế. Đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng cần phải biết cách quản lý và giáo dục những game thủ đấy đúng mức, để họ nhận ra rằng – đấy chỉ là game và game là thế giới ảo.

Một trong những cách quản lý đơn giản nhất chính là hệ thống đánh giá độ tuổi phù hợp mà tổ chức ESRB đã từ lâu kết hợp với cộng đồng nhằm đánh giá một tựa game là phù hợp với độ tuổi nào. Và chỉ cần đủ độ tuổi đó, mọi game thủ đều có khả năng nhận biết được mức độ đúng sai của những hành vi có trong tựa game đó.

Game 2
Đến con nít cũng phân biệt được đây chỉ là game

Nói vui một chút để kết bài, nếu so sánh việc chơi game sẽ khiến game thủ trở nên bạo lực, là đáng lên án và cấm đoán. Thì những hành động như nhậu nhẹt, rượu chè, cờ bạc, hút chích.. chắc hẳn sẽ còn tệ hơn mà mãi vẫn chưa cấm đoán được. Nhìn xa thêm một chút, những tội phạm thuộc diện “trời bất dung thứ” hiện tại ở Việt Nam như Năm Cam, Hưng Pi Nhon, Dung Hà, Hải Bánh, Luân Con, Khánh Trắng có ai chơi game không vậy nhỉ?

[poll id=”580″]

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày