Trang chủ » Game thủ vẫn thích dùng từ “rác” để nói về game

Game thủ vẫn thích dùng từ “rác” để nói về game

Team XemGame | 30/07/2014 16:55

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Dạo quanh bất cứ diễn đàn, forum, trang tin… nào bạn cũng dễ dàng bắt gặp những lời bình luận của cộng đồng mạng dành cho những sản phẩm mà họ đã hoặc thậm chí chưa từng chơi.

“Rác” là hình ảnh thông dụng và có phần nhẹ nhàng nhất mà game thủ dùng để miêu tả ngắn gọn về thứ mà mình đang nhận xét. Chẳng cần biết tựa game được đem ra mổ xẻ nổi tiếng cỡ nào hoặc tính năng ra sao, cảm thấy chúng chướng mắt là lập tức bị ném vào danh sách “game rác” không đáng quan tâm. Vì những góc nhìn thiển cận và kết luận vội vàng này mà các thành viên đang tự làm hạn chế đi sự hứng thú tìm hiểu cái mới cái hay của game, tạo ra chiếc lồng khép kín khả năng tiếp nhận của bản thân. Nói tóm lại là bạn không cho game và chính mình cơ hội thể hiện.

hinh 2

Rác hiểu nôm na là những gì mà con người không sử dụng nữa sau đó vứt bỏ. Như vậy nhìn chung ý nghĩa của rác thường không mấy tốt đẹp và đôi khi được chúng ta dùng để ví von với vật, với người mà mình chán ghét hoặc không thích. Chắc chắn trong ngành game không hề có thứ gì được gọi là rác hay mang trên mình nội dung cũng như hình thức tương tự như thế. Nó chỉ là cách nói hình ảnh mang tính tiêu cực khi đánh giá về game. Tuy nhiên nhiều lúc những cái mà bạn coi là đồ bỏ đi, là tệ hại thì chúng lại có khả năng cao hơn thế và vươn lên bất chấp dư luận. Lúc này game thủ mới nhận ra một điều rằng họ không có đủ chuyên môn để cho điểm sản phẩm nào đáng xếp vào đống rác và ai cũng phải có một thời chơi game “rác” này.

Cho dù là rác thật thì cũng là yếu tố cấu thành lịch sử

Một ví dụ điển hình như sau: ngày trước khi hệ thống truyền hình cáp còn chưa mở rộng, người dân Việt không có điều kiện mua tivi để xem phim nên đối với họ những chiếc tivi đen trắng của nhà hàng xóm là cỡ nào cao sang hiện đại. Theo thời gian gắn liền với sự phát triển thì người người nhà nhà đều có tivi, chúng đều có màu hết và lúc đó chiếc đen trắng trở thành lỗi thời không ai muốn sử dụng. Game online cũng giống như ngành truyền hình điện ảnh và các sản phẩm trong nó tựa như chiếc tivi, đều là một thành phần không thể thiếu trong việc góp phần làm nên dấu ấn lịch sử.

Webgame là đối tượng hay bị đem ra chỉ trích và so sánh với rác nhất. Trước khi đề cập xem nó có phải là rác và xứng đáng nhận búa rìu của dư luận hay không thì chúng ta hãy thử nhìn webgame theo hướng khách quan. Đầu tiên cần xác định thời gian du nhập của chúng vào nội địa sau cả game client. Câu hỏi được đặt ra là tại sao một sản phẩm chất lượng từ trung bình đến xoàng; nội dung thì đơn giản; tính năng ít ỏi, nói chung hoàn toàn kém xa game cài đặt mà lại ra đời sau và phát triển mạnh mẽ đến như vậy?. Thực chất xã hội hiện đại, con người bận rộn với cuộc sống nên cái mà họ cần phải đảm bảo yếu tố “nhanh-gọn-nhẹ”. Chất lượng không phải là ưu tiên hàng đầu nữa bởi thời gian để khám phá, để cảm nhận sự chất lượng kia quá lâu dài và mệt mỏi khó ai đủ kiên nhẫn. Webgame đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bạn không còn phải lăn tăn với các câu hỏi cấu hình, ram, bộ nhớ, độ phân giải…gì nữa. Tất cả thao tác cần thiết bao gồm mở website lên, nhập địa chỉ vào và chiến luôn. Nếu không có webgame thì thành phần người chơi nhất là dân văn phòng chắc chắn sẽ phải từ bỏ sự nghiệp game thủ bao năm của mình. Ngoài ra trong thời gian chờ đợi những sản phẩm bom tấn mới thì cày kéo mang tính giải trí những webgame này cũng không phải ý kiến tồi.

hinh 5

Khoảng một vài năm trở lại đây hàng loạt các tựa game 3D được mua về nội địa khiến cộng đồng mạng vỡ òa trong sung sướng. Họ nhanh chóng buông tay với webgame và tập trung vào những thứ được cho là đáng chơi hơn. Ngoài ra việc nội dung, tính năng của webgame toàn na ná giống nhau đã kích thích thêm ý nghĩ muốn từ bỏ của game thủ với chúng. Định nghĩa “game rác” đã ra đời và trở thành câu cửa miệng trong bất cứ tình huống không giải thích được lý do chán ghét từ game thủ. Người chơi tức giận la ó kêu NPH mua rác từ Trung Quốc về để đầu độc nước mình và làm giàu cho kẻ ngoại lai.

Thực chất Trung Quốc mặc dù là quốc gia đầu tàu về làm game nhưng cũng có một thời gian người dân của họ cũng phải chơi “đống rác” này giống hệt như xem một chiếc ti vi đen trắng. Bạn có quyền không chơi nhưng nên suy nghĩ kĩ trước khi gán ghép game mà bạn không thích với những thứ tệ hại. Có cung ắt có cầu, nhiều game thủ cho rằng webgame là lựa chọn phù hợp với mình vì nhiều lý do. Hãy xem webgame hay những sản phẩm không mấy thiện cảm tương tự như một thành phần của yếu tố làm nên lịch sử làng game. Không phải vết đen nào cũng đáng xấu hổ để rồi cần che đi. Thay vì dìm hàng, chê bai thì các thành viên nên chuyển sang lối chơi game có lựa chọn.

hinh 3

Đôi khi nhìn thành rác mà thực chất lại không phải vậy

Hiện nay có nhiều nhà sản xuất làm game đồ họa 3D thường thấy trong game cài đặt nhưng lại mang hình dạng, khuôn khổ của webgame nhằm kết hợp ưu điểm từ hai thể loại vốn đối kháng nhau gay gắt. Như vậy thì người chơi sẽ được lợi rất nhiều và không phải than vãn vụ cấu hình hay tính năng nữa. Bên cạnh đó webgame giờ đây đang ngày càng cải tiến, đưa thêm vào những hệ thống cải tiến không ngờ làm tăng sự sâu sắc; kích thích trí tò mò và yêu cầu khả năng sáng tạo cao của game thủ. Một số game cài đặt thậm chí không đông khách bằng webgame.

Ngoài webgame ra thì còn nhiều sản phẩm nữa bị cho là “rác”. Có thể chúng gây thất vọng thật nhưng không thể phủ nhận những yếu tố tác động thêm vào nhận xét của cộng đồng bao gồm: chưa khám phá hết, khó chơi hay khó hiểu, thiển cận, tự cho mình đúng…Sẽ không cần bàn cãi hay tranh luận gì thêm nếu những đánh giá của người chơi chỉ mang tính cá nhân và không có ý xấu. Tuy nhiên rất nhiều game thủ lựa chọn game sẽ gắn bó thông qua đọc, xem bình luận của bạn bè hay các thành viên khác. Chỉ cần một câu nói chê “dở” thì họ sẽ e dè và chắc chắn không tiếp cận sản phẩm đó.  Như vậy bạn đang góp phần làm cho tính cạnh tranh công bằng và sự phát triển mở rộng của thị trường game ngày càng khó khăn vì chúng ngay cả cơ hội thể hiệnđều không có. Nếu game bị nhắc tới đúng là “rác” thì chẳng cần tác động, nó sẽ bị quy luật bài trừ loại bỏ.

Tin liên quan

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày

Xem thêm
Bài viết chưa có tag