Trang chủ » eSports » Dota 2 » Cách chơi Rubick – thiên tài sao chép ở Dota 2

Cách chơi Rubick – thiên tài sao chép ở Dota 2

Team XemGame | 16/12/2016 17:38

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!
DOTA 2

DOTA 2

A-RTS | Valve
Trang chủ Fanpage

Với bộ kĩ năng của mình, Rubick luôn là một lựa chọn hoàn hảo cho vị trí Support.

Nếu nhìn qua thì Rubick trông có vẻ khá đơn giản, khi bộ skill của hero này không có quá nhiều điểm phức tạp. Trước level 6, những việc cần làm của vị tướng này có lẽ không khác nhiều so với các support thông thường.

Có một kỹ năng disable với Telekinesis, kèm theo một skill nuke damage nhờ Fade Bolt, Rubick tỏ ra khá hiệu quả ở vị trí hỗ trợ, khi mà ở những level đầu tiên, Fade Bolt có thể gây ra một lượng sát thương tương đối mạnh. Thế nhưng sau khi đạt được level 6, Rubick bắt đầu trở nên không hề đơn giản khi mà ultimate Spell Steal trở nên hiệu quả ra sao đều tùy thuôc vào kỹ năng cũng như độ hợp lý của người sử dụng.

Các cách build cơ bản của Rubick

Trong hầu hết các game đấu, đại đa số game thủ đều ưu tiên cộng Telekinesis ở level đầu tiên, khi nếu sử dụng khéo léo, kỹ năng này hoàn toàn có thể gây ra hiệu ứng stun AOE và đặc biệt rất hữu ích trong những tình huống combat đầu game nếu có ở rune. Ngoài ra, với tầm cast khá xa, kỹ năng này cũng hoàn toàn có thể trở thành một trong những công cụ hiệu quả để mở màn cuộc gank trong mỗi lần team bạn sử dụng Smoke of Deceit.

Tuy nhiên, với 120 mana tiêu tốn đầu game, cùng thời gian stun không tăng đáng kể mấy, Telekinesis thường không được chọn lựa như kỹ năng ưu tiên cộng max của Rubick. Thay vào đó, Fade Bolt – thứ vũ khí nuke damage hạng nặng mới là kỹ năng được hầu hết người chơi Rubick ưa chuộng.

Có khả năng gây sát thương lan, tuy bị giảm qua mỗi lần nhảy mục tiêu, thế nhưng với cast range lên tới 800, cộng thêm khả năng trừ damage cơ bản của những mục tiêu trúng phải, Fade Bolt thật sự hữu ích và là kỹ năng gây sát thương chủ yếu của Rubick trước level 6. Ở những level đầu tiên, lượng kháng phép mà Null Field mang lại là không thật sự quá cần thiết, thế nên người chơi có thể lấy một điểm, hoặc bỏ qua mà ưu tiên cộng max vào hai kỹ năng đầu tiên.

Về mặt item, hầu hết người chơi Rubick đều luôn cố gắng chọn một vị trí đẹp trong combat. Đó có thể là nơi để hắn sử dụng Spell Steal một cách dễ dàng, hoặc có thể là tình huống mở combat đầy bất ngờ với Telekinesis. Và đương nhiên, trong trường hợp này thì những Force Staff hay Blink Dagger sẽ trở thành những lựa chọn được ưu tiên nhất. Vì ngoài khả năng tăng sự cơ động, kỹ năng này còn giúp người chơi Rubick có thể trốn thoát trong những tình huống nguy hiểm, khi lượng máu của hero này là khá hạn chế.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp khác, đôi khi Glimmer Cape hoặc Eul Scepter cũng được coi là những lựa chọn phù hợp với Rubick. Và nếu có thể thì tất nhiên không nên bỏ qua Aghanim’s Scepter, thứ vũ khí mạnh nhất của Rubick trong mọi phiên bản.

Như đã nói ở trên, 3 skill đầu tiên của Rubick cực kỳ đơn giản, trái ngược hoàn toàn với sự phức tạp của Spell Steal, khi mà kỹ năng này thậm chí có thể giúp cả team lật lại một combat. Nếu chưa tin, hãy xem lại những pha highlight của người chơi Rubick hàng đầu thế giới, điển hình như Fy hay Kuroky để có thể thấy khả năng gánh kèo tuyệt vời của họ dù chỉ thi đấu ở vị trí support với Rubick.

Để có thể ăn cắp những ultimate hạng nặng như Black Hole, Reserve Polarity hay Ravage đòi hỏi người chơi Rubick phải có một tư duy nhanh nhạy, biết chọn vị trí cũng như cực kỳ nhanh tay khi chắc chắn đối thủ luôn có sự đề phòng với khả năng chôm chỉa của hero này. Thế nên, Aghanim’s Scepter mới trở thành một item cần thiết không thể thiếu khi mà nó giúp tăng cast range của Spell Steal lên tới 1400, cũng như giảm cooldown chỉ còn 2 giây đồng thời nâng cấp tất cả các kỹ năng ăn cắp được.

Một số lưu ý dành cho người chơi Rubick

Linken Sphere có thể counter hoàn toàn mọi kỹ năng của Rubick, kể cả Spell Steal.

Để chống lại Rubick, hãy kích hoạt một kỹ năng khác ngay khi vừa sử dụng skill quan trọng của mình. Ví dụ như Pudge có thể bật Rot ngay sau khi dùng Meat Hook, hoặc Tidehunter nên quay tay vội liền sau một pha Ravage.

Để ý tới các animation của đối thủ, điển hình như trước khi QoP sử dụng ultimate, hắn sẽ có một khoảng thời gian ngả người ra sau, để ý đến những đặc điểm nhỏ này cũng là cách để bạn có thể dự đoán trước skill đối thủ sắp tung ra từ đó có cách dùng Spell Steal hợp lý.

Trong những tình huống ăn Roshan hoặc push, khi team bạn thường xuyên stick, đó sẽ là thời cơ cho các hero mở combat của đối thủ. Đứng tách đồng đội và tập trung để có thể steal một cách hợp lý. Nên nhớ rằng, khi đã mở combat, đội hình của đối thủ cũng sẽ dồn lại, và đó là cơ hội để bạn có thể “gậy ông đập lưng ông”.

Với hệ thống Tree Talent đầy mới mẻ trong phiên bản 7.00, Rubick hoàn toàn có cơ hội để cải thiện sức mạnh của mình. Ở level 10, giữa việc lựa chọn +60 gold/ phút hoặc + 50 sát thương tay, có lẽ phần lớn game thủ sẽ ưu tiên lựa chọn tăng sát thương, khi mà việc tăng thêm 1 gold mỗi giây có lẽ không thật sự quá quan trọng. Ở mốc level 15, việc tăng 15 intelligent hoặc 150 HP có lẽ sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến trận đấu, tương tự như vậy là 350 HP hoặc 120 gold/phút ở mốc 20. Còn ở level 25 thì có lẽ không quá khó để lựa chọn, khi 20% thời gian hồi chiêu chắc chắn có lợi hơn nhiều so với việc tăng 400 range tầm thả của Telekinesis.

Theo Gamek

DOTA 2

DOTA 2

▪ Đánh giá: 7.4 sao (516 lượt)

▪ HĐH: PC

▪ Thể loại: A-RTS

▪ Nhà phát hành: Valve

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày