Trang chủ » eSports » Dota 2 » Nét tương đồng giữa tướng LOL và Dota 2 cho bạn nhập môn (P1)

Nét tương đồng giữa tướng LOL và Dota 2 cho bạn nhập môn (P1)

Team XemGame | 29/06/2015 16:29

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!
DOTA 2

DOTA 2

A-RTS | Valve
Trang chủ Fanpage

Hôm nay Xemgame.com muốn giới thiệu về một số hero có thể giúp các bạn chơi LMHT dễ dàng nhập môn Dota 2 hơn nhờ sự tương đồng giữa các tướng của 2 bên.

https://img-cdn.2game.vn/pictures/images/2015/6/29/tuong_dota_2_cho_nguoi_choi_lmht_1.jpg

 1. Vị trí AD Carry

Ở Liên Minh Huyền Thoại, ADC là hero được ưu tiên farm nhiều nhất đội, thường đi bot lane với một support khác và có lượng sát thương chủ yếu là vật lý (Physical). Điểm chung của tất cả các champions này là việc chúng đều là tướng tầm xa. Dưới đây là 3 hero tầm xa có những nét tương đồng với những champions của LMHT và là khởi đầu tốt cho những ai mê đánh carry.

Drow Ranger

(Silence cũ đã bị thay thế)

Champion tương đồng: Ashe (Cũ)

Điểm tương đồng: Đều có 1 skill thương hiệu là bắn cung băng gây làm chậm đối phương liên tục, có lượng sát thương vật lí lớn và khả năng CC (Silence của Drow có Knockback, Ashe có Ultimate gây stun).

Điểm khác biệt: Drow có lượng sát thương nhìn chung lớn hơn, bắn nhanh hơn, tên băng tốn mana hơn. Khả năng harrass và mở combat của Ashe vượt trội hơn

Drow Ranger và Ashe đều là 2 “ADC” tầm xa với khả năng harrass trong lane rất đáng nể cùng kĩ năng cung băng gây slow liên tục. Một khi họ đã dí được vào người đối tượng nào, kết hợp với support, thì kẻ đó ít có khả năng sống sót. Tuy nhiên, khác với Ashe, nếu liên tục bật Frost Arrow thì Drow sẽ nhanh chóng hết mana, và không thể sử dụng được một spell khác rất hữu dụng là Gust. Đặc biệt, Gust rất quan trọng trong combat khi các hero đối phương tìm cách tiếp cận, bạn có thể đẩy chúng ngược lại và giữ khoảng cách an toàn cho bản thân để tiếp tục kite.

https://img-cdn.2game.vn/pictures/images/2015/6/29/tuong_dota_2_cho_nguoi_choi_lmht_2.jpg

Bên cạnh đó, Ultimate của Drow lại là Passive (Nội tại), cộng thêm việc skill 3 rất dễ sử dụng (Bao giờ push trụ bạn cứ việc bấm E là xong) và sát thương tay to từ sau lvl 6 giúp bạn farm dễ hơn và tự tin đối đầu với kẻ thù từ sớm. Chú ý cầm Drow nên giữ khoảng cách tối đa để Marksmanship không bị disable. Nếu việc đó quá khó khăn bạn có thể lựa chọn lên Shadow Blade, Blink Dagger để chạy trốn hoặc SnY, Skadi, BKB để tay bo với chúng nó.

Sniper

(Headshot không còn ministun, thay vào đó sẽ slow tốc độ di chuyển và tốc độ đánh 100%)

Champion tương đồng: Caitlyn

Điểm tương đồng: Attack range cực lớn khiến cho kẻ thù đi lane rất khó chịu. Cả 2 đều có Ultimate nuke damage từ xa vô cùng lợi hại, và một lượng CC nhỏ (Shrapnel của Sniper gây slow, Trap và lưới của Caitlyn gây stun và slow)

Điểm khác biệt: Sniper không có combo chạy trốn (quăng lưới của Caitlyn), nhưng Ultimate Assassinate thì không thể bị block (tuy có thể bị juke). Steroid late game của Sniper khỏe hơn Caitlyn.

https://img-cdn.2game.vn/pictures/images/2015/6/29/tuong_dota_2_cho_nguoi_choi_lmht_3.jpg

Sniper và Caitlyn đều khét tiếng ở 2 thế giới về sự khó chịu của mình với Attack Range cực lớn, khiến cho việc tiếp cận và xử lí 2 kẻ này là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, Sniper cần phải lên 1 skill passive của mình (Take Aim) để có thể tăng Range tấn công. Điều này có nghĩa là tùy thuộc việc lên level của bạn mà Sniper có thể hoàn toàn không có lợi thế từ xa. Thường thì Sniper đi mid và max Shrapnel, nhưng nếu bạn chưa quen thì cứ max Take Aim rồi đứng tỉa cho nó lành.

Như đã nói ở trên, vì không có skill chạy trốn (hay tốc biến) nên Sniper phải chiến đấu một cách cẩn trọng hơn. Chỉ cần lỡ 1 bước là bạn sẽ lên bảng đếm số trong tích tắc. Vì vậy khi chơi Sniper nên luôn luôn bám ass đồng đội và bảo chúng nó xông vào trước hứng đòn cho mình đứng đằng sau nhả đạn. Đặc biệt, Ultimate Assassinate của Sniper có cooldown rất ngắn và không bị block như Caitlyn, nên bạn có thể dùng nó ks bất kì lúc nào. Nếu cảm giác có thằng nào rình rập định giở trò đồi bại thì hãy rải Shrapnel về phía nó, skill này tương tự như E của Miss Fortune nhưng range rộng hơn rất nhiều và có tận 3 lần sử dụng nên cứ việc tự tin mà vung vãi.

Luna

Champion tương đồng: Sivir

Điểm tương đồng: Chạy khá nhanh (Luna có tốc độ di chuyển khởi điểm cao nhì DOTA 2 – sau Enchantress). Có khả năng farm và combat tốt với việc đòn tấn công nảy từ mục tiêu này sang mục tiêu khác. Có 1 skill nuke damage tầm xa hữu dụng.

Điểm khác biệt: Luna không có khả năng block spell như Sivir nên ít mana hơn, nhưng bù lại có một Ultimate có thể thay đổi cục diện combat (Eclipse).

Khác với Ricochet (W) của Sivir, Moon Glaive (W) của Luna không tốn mana, không cần phải bật mà chỉ cần level up skill đó là đòn tấn công của Luna sẽ tự động nảy. Nảy từ creep sang hero, nảy từ Tower sang Barrack, cộng với skill 3 buff damage cho cả team, Luna có khả năng push trụ và phá nhà rất tốt. Hơn thế nữa, skill nuke damage của Luna (Q) là Lucent Beam rất dễ dùng, chỉ cần bấm vào đầu nó là đã gây ra một lượng sát thương tương đối thốn, nhất là early game. Ultimate của Luna (Eclipse) có khả năng xẻ nát đội hình đối phương, nhưng nên cẩn trọng kẻo nó toàn bay vào đầu Creeps thì rất quê.

https://img-cdn.2game.vn/pictures/images/2015/6/29/tuong_dota_2_cho_nguoi_choi_lmht_4.jpg

Vì không block spell được như Sivir nên Luna đi lane cần cẩn trọng hơn về cả vấn đề sống sót lẫn mana. Khi tiến vào mid game, Luna thường đóng thẳng cái BKB và Ring of Aquilla để giải quyết những vấn đề này.

2. Vị trí pháp sư đường giữa (Mid, AP)

Ở LMHT, mid lane thường được dành cho các semi-carry (AD hoặc AP) với mục đích giành lợi thế về level và gold để gây sức ép lên các lane khác. DOTA 2 cũng vậy, các heroes đi mid vừa có khả năng gây sát thương phép (Lina, Zeus…) hoặc vật lí (Templar Assassin, Viper…) hoặc cả 2 (Windranger, Storm Spirit…). Tuy nhiên, một số mid laner của DOTA không thiên về hướng sát thương mà là khả năng combat và gây sức ép cho kẻ thù cũng như gia tăng sức mạnh của đồng đội (Magnus, Puck, Brewmaster…). Dưới đây là 3 heroes phù hợp với các bạn muốn thử sức của mình ở mid lane.

Lina

Champion tương đồng: Annie

Điểm tương đồng: Đều thuộc hệ lửa và có 2 skill khá giống nhau (Dragon Slave và Incinerate). Có khả năng stun hữu dụng để cầm chân đối phương. Có thể đảm nhiệm cả vị trí support lẫn đi mid. Late game ngứa mắt thằng nào là thằng đấy chết. Tầm đánh khá xa.

Điểm khác biệt: Đòn đánh chay của Annie như muỗi đốt inox, trong khi late game Lina đánh chay khá thấm và chạy rất nhanh nhờ Passive Fiery Soul. Bù lại Lina không gọi được Tibbers (cái này chuyển qua Warlock), có vấn đề về mana early game do không có nội tại Pyromania và cũng không có khả năng phòng thủ với Molten Shield như của Annie. Stun của Lina nhìn chung khó sử dụng hơn.

Nếu bạn muốn bùng cháy rực lửa khiến cho đối phương khóc hận và chết không kịp ngáp trong chưa đầy 2s, thì Lina chính là lựa chọn lí tưởng. Với khả năng nuke damage phép cực kì khủng khiếp của mình, Lina có thể kết liễu kẻ thù chỉ trong chốc lát. Tuy không có Tibbers để đi đấm người sau combo như Annie, nhưng Laguna Blade là một trong những Ultimate có lượng sát thương lớn nhất DOTA, hơn nữa nó rất dễ dùng và có Cast range lớn. Tuy nhiên, chìa khóa thành công của Lina chính là ở skill Light Stirike Array (W). Đây là một stun khó dùng vì nó có một delay nhỏ sau khi cast (Lina giơ tay lên và nhiệm chú), khiến cho kẻ thù có thể thoát ra vòng ảnh hưởng nếu nhanh chân. Đây là một kĩ năng cần luyện tập để có thể sử dụng thành thục.

https://img-cdn.2game.vn/pictures/images/2015/6/29/tuong_dota_2_cho_nguoi_choi_lmht_5.jpg

Lina không có nội tại Pyromania nên không thể spam spell bừa bãi để farm như Annie. Cần ít nhất Bottle và một món đồ mana (Arcane Boots, Euls,…) để cô phù thủy lửa này có thể thoải mái dùng phép

Zeus

Champion tương đồng: Karthus

Điểm tương đồng: Đều có lượng Nuke damage phép khủng bố xuyên suốt trận đấu. Ultimate “Chạy trời không khỏi nắng”. Có khả năng push và farm nhanh với các spell AOE hồi nhanh

Điểm khác biệt: Zeus chết là chết luôn, không ở lại cù cưa được thêm vài giây như Karthus. Bù lại, Ultimate của Zeus giật ngay lập tức, không bị ảnh hưởng bởi delay làm cho kẻ địch phản ứng kịp. Zeus cũng không có khả năng hồi mana để trụ lane như Karthus, vì vậy tương đối phụ thuộc vào Bottle/Soul Ring.

Nếu bạn cảm giác chưa quen last hit nhưng vẫn muốn đánh core thì Zeus là hero phù hợp cho bạn. Ôm vài cái bình mana và chạy ra mid, bạn có thể căn cho creeps gần chết để spam Q (Chain Lightning) là có thể ez farm ez life, lại củ hành được thằng mid của nó nữa. Sau đó lên Bottle và Arcane Boots là bạn có thể tự tin spam spell mà không cần nghĩ ngợi. Giống như Karthus, nhiệm vụ của bạn trong team là chọn vị trí tốt và gây càng nhiều sát thương càng tốt. Tuy nhiên, do không có spell nào yêu cầu Zeus phải xông vào giữa combat như Karthus, và Zeus cũng không có khả năng chết rồi vẫn chày cối, nên việc chọn vị trí lại càng quan trọng với Zeus.

https://img-cdn.2game.vn/pictures/images/2015/6/29/tuong_dota_2_cho_nguoi_choi_lmht_6.jpg

Cả 3 skill của Zeus đều tương đối dễ sử dụng, và Lightning Bolt còn có khả năng phát hiện ra kẻ địch tàng hình. Chính vì vậy, bạn có thể pick Zeus để counter những con như Bounty Hunter hay Riki (sẽ xuất hiện rất rất rất nhiều nếu bạn mới chuyển từ LMHT sang lập account mới) và giật bẹp đầu tụi nó với Ultimate chuẩn xác không có delay.

Puck

Champion tương đồng: Fizz

Điểm tương đồng: Đều có khả năng cơ động cực kì cao, khó giết và di chuyển ra vào combat dễ như ăn cháo. Lượng sát thương phép thuật early game khủng, có khả năng mở combat và trói chân ít nhất 1 kẻ thù để đồng đội lao vào hỗ trợ. Có thể trở nên invulnerable (không thể bị tổn hại).

Điểm khác biệt: Puck có phần cơ động hơn, nhưng bù lại không có lượng sát thương lớn về late game như Fizz (trừ khi lên Dagon 5). Khả năng mở combat cũng tốt hơn với việc có thể trói chân 5 kẻ địch cùng 1 lúc.

Nếu bạn là 1 mid laner trình độ của LMHT và muốn thử sức ở những hero lắt léo đánh võng kiểu như Fizz thì Puck là một cái tên rất nên thử. Puck là một hero nổi tiếng khó bắt với 2 skill chạy trốn. Illusory Orb (Q) của Puck gần giống như Glacial Path (E) của Lissandra, trong khi Phase Shift (E) cho phép Puck biến mất khỏi trò chơi và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất kì skill nào đến tối đa 3.25 giây với 6 giây cooldown. Bên cạnh đó, Puck còn có một skill gây câm lặng (Waning Rift – W) với lượng sát thương đáng kể. Early game ít ai có thể sống sót cả 1 combo và khả năng truy đuổi của Puck.

https://img-cdn.2game.vn/pictures/images/2015/6/29/tuong_dota_2_cho_nguoi_choi_lmht_7.jpg

Dream Coil là Ultimate đã từng đem lại cho team Alliance 1 triệu dollar ở giải TI3. Một khi kẻ địch đã dính skill này, chúng chỉ có 2 lựa chọn: hoặc đứng lại để combat trong phạm vi hẹp và làm mồi cho đồng đội của bạn, hoặc cố gắng phá dây và bị stun rất lâu, đủ để lên bảng đếm số. Chính vì thế, Puck là một hero chủ chốt trong mọi combat với chiếc Blink Dagger (tốc biến của DOTA với giá tiền phải chăng 2250), và rất phù hợp với những bạn thích bay nhảy và thể hiện trình độ của mình.

Khuyến cáo: Puck là 1 trong những hero khó chơi của DOTA. Nếu không tự tin vào khả năng bay bướm của mình hoặc bạn dễ rage thì tốt hơn nên thử Lina hoặc Zeus, đừng chày cối cầm Puck rồi ăn hành lại mếu.

Số tiếp theo: Vị trí ganker (đi rừng), carry melee (đi top/mid) và Support.

>>Đến mỹ nhân cũng phải mê Dota 2

DOTA 2

DOTA 2

▪ Đánh giá: 7.4 sao (516 lượt)

▪ HĐH: PC

▪ Thể loại: A-RTS

▪ Nhà phát hành: Valve

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày

Xem thêm